Khắc phục ô nhiễm môi trường do nuôi tôm siêu thâm canh

Thời gian qua, việc nuôi tôm công nghệ cao ở tỉnh Trà Vinh phát sinh tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều địa phương lo ngại.

Khắc phục ô nhiễm môi trường do nuôi tôm siêu thâm canh
Một mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ở Bạc Liêu. Ảnh minh họa: Internet

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh, kết quả khảo sát thực tế và kết quả phân tích mẫu nước thải đầu ra tại các ao nuôi tôm trên địa bàn tỉnh so với quy chuẩn QCVN 02-19:2014/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, một số mẫu nước có thông số vượt giới hạn cho phép.

Cụ thể, có 4/7 mẫu kiểm tra có chất rắn lơ lửng vượt từ 1,1 - 3,8 lần, 2/7 mẫu có chất hữu cơ vượt 2,2 - 2,4 lần, 1/7 mẫu có Coliforms vượt 8,6 lần. 

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đã ban hành hướng dẫn quy trình nuôi tôm nước lợ siêu thâm canh, công nghệ cao áp dụng cho mùa vụ nuôi tôm năm 2018 và yêu cầu người nuôi tuân thủ. 

Các hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh phải có diện tích công trình tối thiểu 10 ha để xây dựng các ao ương; ao nuôi; ao chứa/lắng; ao xử lý nước thải, chất thải rắn và hệ thống cung cấp oxy. 

Cùng với các hình thức tuyên truyền, hướng dẫn người dân, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường giám sát, kiểm tra các hộ nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao, phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm để xử lý theo quy định, tránh ảnh hưởng môi trường cộng đồng. 

Ông Lư Phước Hiệp, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh cho biết, thời gian tới, ngành sẽ bổ sung một số điểm quan trắc môi trường đối với các khu vực nuôi tôm để cảnh báo, đề xuất biện pháp quản lý. Ngành cũng tăng cường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện hỗ trợ tập huấn chuyên môn về lĩnh vực bảo vệ môi trường cho cán bộ quản lý môi trường cấp huyện, xã. 

Đối với dự án quy mô từ 0,5 - 10 ha mặt nước, hộ nuôi hoặc cơ sở phải làm thủ tục đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường cấp huyện, trường hợp diện tích lớn hơn 10 ha phải làm thủ tục đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh. 

Ông Phạm Minh Truyền, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh liên tục mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức siêu thâm ứng dụng công nghệ cao. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh hiện có khoảng 350 ha nuôi tôm siêu thâm canh, tăng gấp 2,5 lần so với cuối năm 2017. 

Qua khảo sát, nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao năng suất đạt rất cao, bình quân 40 tấn/ha/vụ, tăng từ 7-8 lần so với cách nuôi thông thường. Cùng với đó, kích cỡ và chất lượng tôm nuôi cũng cao hơn nên người nuôi thu lợi nhuận gấp 2 lần trở lên so với cách nuôi truyền thống. Theo khảo sát mới đây của ngành nông nghiệp, trên 95% diện tích nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao trong tỉnh thời gian qua đạt hiệu quả cao. 

Theo Bí thư Tỉnh uỷ Trà Vinh Trần Trí Dũng, việc nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh hiện nay rất có triển vọng, nâng cao giá trị ngành hàng tôm, đáp ứng nhu cầu của các nước nhập khẩu.

Do vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh theo dõi chặt chẽ vấn đề môi trường trong nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao; tích cực vận động các hộ, cơ sở nuôi tuân thủ các giải pháp bảo vệ môi trường, tránh phát triển “nóng” vượt tầm kiểm soát, dẫn đến môi trường xuống cấp. 

Tôm nước lợ là đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh Trà Vinh. Vụ nuôi tôm năm 2017, sản lượng tôm nuôi (sú và thẻ chân trắng) ở Trà Vinh đạt hơn 45.000 tấn. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2020, sản lượng tôm nước lợ đạt 70.640 tấn/năm và đến năm 2030 đạt 103.340 tấn/năm. 

Theo đó, tỉnh phát triển nuôi tôm nước lợ theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, hiệu quả, chất lượng và bền vững; góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành thủy sản của tỉnh gắn với thích ứng biến đổi khí hậu. Hiện, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến khích người dân thực hiện mô hình này.

TTXVN
Đăng ngày 16/07/2018
Thanh Hòa
Môi trường

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 21:58 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 21:58 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 21:58 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 21:58 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 21:58 25/04/2024