Khai thác biển: Năng suất, chất lượng ngày càng thấp

Những năm gần đây, số lượng và công suất tàu khai thác biển tăng rất nhanh, trong lúc năng suất cũng như chất lượng hải sản ngày càng giảm, đời sống ngư dân rất khó khăn.

Hải sản đánh bắt ở ĐBSCL chủ yếu là cá tạp.
Hải sản đánh bắt ở ĐBSCL chủ yếu là cá tạp.

Năng suất giảm

Ông Trần Minh Đặng- ở khu vực 1, thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời, Cà Mau), cho biết: “Năm 1997, tôi chỉ có một chiếc tàu, trang bị máy 56CV. Hiện tôi và các con có 11 chiếc, trang bị máy từ 230CV đến 350CV, nhưng hiệu quả khai thác ngày càng thấp; bây giờ so với 10 năm trước, sản lượng khai thác giảm 60-70%”.

Cửa biển Sông Đốc là cảng cá lớn bậc nhất không chỉ của Cà Mau, mà cả vùng ĐBSCL, năm 2004 mới có 528 chiếc tàu khai thác biển công suất trên 20CV, nay có 1.280 chiếc và đặc biệt có hơn 800 chiếc công suất từ 90CV trở lên. Số lượng tàu và tổng công suất gấp nhiều lần, nhưng sản lượng khai thác lại chỉ tăng 61%. Còn cả tỉnh Cà Mau hiện có 4.791 chiếc tàu khai thác biển với tổng công suất gần 444.000CV. So với năm 1997, số lượng tàu tăng 50%, tổng công suất tăng 174%, trong lúc sản lượng đánh bắt chỉ tăng 23%. Tính ra, năng suất đánh bắt giảm nhiều lần.

Tỉnh Kiên Giang có số lượng tàu đánh bắt hải sản lớn nhất nước. Tính đến giữa năm 2012, toàn tỉnh có 12.240 chiếc, tổng công suất 1.615.680CV. Số lượng tàu đóng mới và mua mỗi năm tăng bình quân 300 chiếc với tổng công suất khoảng 40.000CV.

Ông Đặng Văn Ngữ- Chủ tịch Hội Nghề cá TP.Rạch Giá- cho biết: “Gia đình tôi có 10 cặp cào đôi, công suất bình quân 500CV mỗi cặp, chuyên đánh bắt xa bờ. Mấy năm nay đánh bắt trầy trật, phần thì ngư trường cạn kiệt, phần thì giá các mặt hàng tăng cao, sản phẩm đánh bắt giảm, đi biển không khéo là lỗ”.

Chất lượng giảm

Số lượng tàu với tổng công suất tăng nhanh nhưng lượng tàu công suất nhỏ, đánh bắt gần bờ vẫn chiếm tỉ lệ lớn, đã làm cạn kiệt tài nguyên ven bờ. Theo Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, hiện nhóm tàu có công suất dưới 20CV vẫn chiếm xấp xỉ 50%. Nếu tính nhóm tàu có công suất dưới 90CV thì đã chiếm tới 84% số lượng.

Tàu công suất nhỏ đánh bắt ven bờ trong điều kiện tài nguyên đã cạn kiệt, hậu quả là chất lượng hải sản ngày càng thấp. Cũng theo Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản, tỉ lệ cá tạp trong các mẻ lưới chiếm 40 - 50% đối với nghề lưới kéo cá, 70 -80% đối với nghề lưới kéo tôm và 90 -95% đối với nghề te xiệp, đáy và đăng ven bờ.

Gia đình ông Nguyên Tấn Biểu- ở khu vực 2, thị trấn Sông Đốc, có đoàn tàu 16 chiếc với các nghề câu mực, trông đèn, lưới vây, cào khơi có thể bám biển dài ngày. Ông kể: “Hồi trước, cầm lái con tàu hơn 50CV đi một con trăng, có thể thu về 500kg mực khô. Còn bây giờ, cầm con tàu hơn 100CV đi suốt con trăng, câu được 150kg mực là mừng lắm rồi”.

Vụ Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương tính ra, từ năm 2001 đến 2011, giá trị xuất khẩu thủy sản mỗi năm tăng bình quân 13,1%, nhưng “trên 80% là do tăng sản lượng tạo ra, chỉ 20% là do tăng giá”. Điều đó dẫn tới tăng chi phí, hàng hoá thuỷ sản giảm sức cạnh tranh trên thị trường.

Nghề cá lạc hậu

Ngư dân Dương Thế Dẫn ở phường Vĩnh Bảo (Rạch Giá, Kiên Giang) nói: “Nhà tôi có hai cặp cào đôi tổng công suất 1.800CV, mỗi chuyến ra khơi 30 ngày tốn 35 ngàn lít dầu, tính ra khoảng 700 triệu, chi phí nước đá, thực phẩm, tiền ứng trước cho ngư phủ thêm khoảng 300 triệu nữa. Với tình hình ngư trường cạn kiệt, giá cả thất thường như hiện nay, lơ mơ là mất tiền tỉ như chơi. Cho tàu nằm bờ cũng không được, vì không hoạt động đánh bắt thì lấy đâu tiền mà trả ngân hàng. Đóng một cặp cào đôi giờ cũng cả chục tỉ bạc”.

Trong khi đó, lao động khai thác biển lại lạc hậu. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau cho biết, trước năm 2010, số ngư phủ được đào tạo chưa tới 2%, làm ráo riết thì cũng mới nâng lên được 20%. Chi cục trưởng Võ Chí Sĩ nhận xét: “Ngư phủ trên tàu khai thác biển ở Cà Mau hơn 25.000 người, xuất thân từ nông dân, trình độ thấp nên đào tạo rất khó”.

Tính bình quân trong chục năm qua, mỗi năm cả nước tăng 4.000 chiếc tàu với 24.000 lao động khai thác biển, mà năng suất lẫn chất lượng hải sản đều giảm, đã dẫn tới cạnh tranh khai thác và đời sống ngư dân ngày càng khó khăn. Cuối cùng, nghề cá nước ta vẫn lạc hậu so với các nước trong khu vực.

báo Lao Động
Đăng ngày 02/12/2012

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 10:00 26/06/2024

Bình Định ban hành kế hoạch chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch hoạch Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Bình Định.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:02 20/06/2024

Đảm bảo 100% tàu cá lắp đặt thiết bị VMS và kết nối

Sáng 6/6/2024, Bộ NN&PTNT tổ chức buổi làm việc triển khai kế hoạch chống khai thác IUU để đón đoàn công tác EC lần thứ 5, đặt mục tiêu trước tháng 9/2024 hoàn tất 100% tàu cá được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) và kết nối khi hoạt động trên biển. Nhiệm vụ không dễ dàng bởi hiện còn nhiều tàu cá chưa lắp đặt thiết bị VMS và hàng trăm tàu đã lắp đặt lại để mất kết nối nhiều ngày.

Tàu cá Việt Nam
• 10:49 12/06/2024

Di dời tàu thuyền neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn

Sáng ngày 7.6, tại xã Nhơn Hải, Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn phối hợp với Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) và các đơn vị có liên quan tổ chức gặp gỡ các chủ tàu cá xã Nhơn Hải để tuyên truyền thông tin chủ trương của Tỉnh theo Quyết định số 1739/QĐ-UBND ngày 17/5/2024 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Đề án di dời tàu thuyền neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và các khu vực lân cận về neo đậu tại khu vực đầm Đề Gi và Chính sách hỗ trợ di dời của tỉnh và các vấn đề có liên quan.

Tàu cá Việt Nam
• 11:35 07/06/2024

Tôm hùm, cá biển chết hàng loạt vì lượng oxy hòa tan giảm

Theo lãnh đạo UBND thị xã Sông Cầu, từ ngày 22 đến 24 tháng 6, đã xảy ra tình trạng tôm hùm và cá biển chết hàng loạt tại 6 vùng nuôi thủy sản của xã Xuân Cảnh. Sự cố này đã ảnh hưởng đến 88 hộ nuôi, gây thiệt hại ước tính hơn 7.3 tỷ đồng.

Thủy hải sản
• 10:11 30/06/2024

Áp dụng và phát triển bền vững công nghệ sinh học trong ao nuôi thủy sản

Trong thời đại hiện đại, khi những thách thức về môi trường và tài nguyên đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, việc áp dụng và phát triển bền vững công nghệ sinh học trong các trang trại thủy sản đóng vai trò quan trọng và cần thiết.

Cho tôm ăn
• 10:11 30/06/2024

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 10:11 30/06/2024

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án mở rộng Cảng Quy Nhơn đến năm 2030

UBND tỉnh Bình Đinh ban hành Quyết định số 988/QĐ-UBND về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án mở rộng Cảng Quy Nhơn đến năm 2030 tại phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn (giai đoạn 1) do Công ty CP Cảng Quy Nhơn làm chủ đầu tư. Quyết định này điều chỉnh cho Quyết định số 2721/QĐ-UBND ngày 29/6/2021 của UBND tỉnh.

Cảng Quy Nhơn
• 10:11 30/06/2024

Tảo sợi trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm là một nghề mang lại thu nhập ổn định và góp phần không nhỏ vào nền kinh tế của nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, việc quản lý ao nuôi tôm không hề đơn giản.

Tế bào tảo sợi
• 10:11 30/06/2024
Some text some message..