Khai thác lợi ích mùa nước nổi

Con nước đỉnh triều cường đầu tháng 9 âm lịch vừa qua đã làm người dân ĐBSCL, nhất là người dân ở các đô thị bừng tỉnh với những lo âu về sạt lở bờ sông, tràn đường sá, ngập nhà cửa…

Khai thác lợi ích mùa nước nổi
Người dân ở ấp Vĩnh Hạ (xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên- An Giang) làm khô nhái. Đây cũng là điểm đến thú vị dành cho khách du lịch và nghề làm khô nhái cũng đem lại kinh tế khá cho người dân.

Tuy nhiên, không giống như con nước triều cường, mùa nước nổi ở đồng bằng lên từ từ rồi đạt đỉnh và ở lại trên đồng vài ba tháng là một “con nước” hiền hòa, thân thiện.

Từ rất lâu, người dân ĐBSCL đã biết tận dụng, “sống chung” với mùa nước nổi và những lợi ích kinh tế từ mùa nước nổi mang lại ngày càng được khai thác tối đa.

Đi chợ mùa nước nổi

Từ cuối tháng 8, các tỉnh thượng nguồn ĐBSCL đã khấp khởi mừng đón con nước đầu mùa đổ về khắp cánh đồng. Người dân thường dùng lưới, dớn, côn bắt các loại cá tép hoặc đặt trúm bắt lươn…

Năm nay, con nước về sớm và nhiều, nguồn cá đồng dồi dào, đặc biệt các loại đặc sản “rặt đồng” chỉ mùa nước nổi mới có, như: cá linh, cua đồng, cá lóc, cá rô…

Cá linh đầu mùa bán tại vùng nước nổi đầu nguồn dao động từ 40.000- 60.000 đ/kg, về tới TP Cần Thơ, Vĩnh Long tăng đến 180.000 đ/kg. Người dân đánh bắt thủy sản cho biết, mỗi ngày có thể thu nhập từ 300.000đ, ngày “cá chạy” thu nhập 500.000đ.

Mùa nước nổi là mùa làm ăn của cư dân ở ruộng đồng, cũng là mùa “săn” cá đồng của người dân đô thị khi “đồ đồng” về chợ nhiều hơn.

Vì vậy, các tiểu thương cũng chuyển sang mặt hàng nước nổi nhiều hơn, nào là giá cá linh 30.000- 40.000 đ/kg, cua đồng 60.000- 90.000 đ/kg, cá lóc đồng 120.000- 150.000 đ/kg, chuột đồng 110.000- 130.000 đ/kg, ếch đồng 140.000- 160.000 đ/kg, tôm sông 180.000- 220.000 đ/kg…

“Đặc sản trời cho” còn có các loại bông, hễ mùa nước nổi thì trên sạp rau của cô Nguyễn Thị Tư- bán rau cải chợ Phường 2 (TP Vĩnh Long) không thể vắng bông súng, điên điển vì khách đi chợ ai cũng hỏi.

Mùa này cá theo nước về sông nhiều, nên anh Hùng ở xã Long An (Long Hồ) cho biết “cá nhiều, ngày nào siêng cũng kiếm 300.000- 400.000đ”.

Trong khi đó, dọc tuyến đường thuộc xã Long Mỹ cũng có vài điểm bán cá, tôm sông, mà theo người dân khu vực này ở cạnh sông Long Hồ, nguồn cá sông dồi dào.

Nhưng “giờ nước lớn cá sông còn ít, đợi khi nước rút bớt, cá từ đồng ra sông thì đánh bắt mới nhiều hơn”. Người đi chợ hiện nay cũng tinh ý, biết canh con nước để ra chợ tìm nguồn cá sông, cá đồng.

Trong khi mùa nước nổi tràn đồng, đối với người dân nông thôn như chú Tám (xã Mỹ Lộc- Tam Bình) không chỉ “thả lưới bắt cá, tôm”, mà mùa nước còn giúp vệ sinh đồng ruộng, lấy phù sa và đem lại nhiều lợi ích tích cực.

Theo ông Nguyễn Văn Trí- công chức phụ trách tổng hợp Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Bình Tân, xả lũ đồng ruộng có những lợi ích như: đón phù sa, tháo rửa phèn, diệt côn trùng.

Thực tế, “từ đợt xả lũ năm 2017, mà vụ Đông Xuân vừa qua ở xã Mỹ Thuận, Nguyễn Văn Thảnh hiệu quả thấy rõ, sử dụng phân bón ít hơn, năng suất cao hơn gần 1 tấn/ha so năm trước đó”- ông nói.

Đây cũng là 2 xã có diện tích xả lũ truyền thống lớn nhất của huyện Bình Tân, Nguyễn Văn Thảnh có khoảng 1.400- 1.500ha, Mỹ Thuận có 800- 1.000ha.

Khai thác du lịch


Khu du lịch Vinh Sang đã đưa sản phẩm mùa nước nổi phục vụ du khách trên tàu.

Đến hẹn lại lên, mùa nước nổi hiện nay đã được rất nhiều công ty du lịch đưa vào tour khám phá miền Tây làm điểm nhấn, với rất nhiều dịch vụ “ăn theo” đáp ứng nhu cầu du khách.

Theo ông Lê Trường Giang- Giám đốc Khu du lịch Vinh Sang (Long Hồ), mùa nước nổi khách rất thích tour du lịch sông nước.

Với đặc trưng miệt vườn sông nước, khách ưa chuộng tour ăn trên tàu, nghe đơn ca tài tử vừa chạy quanh cù lao cho khách ngắm cảnh.

Ẩm thực theo mùa cũng được ưu tiên đãi khách: cá linh bông điên điển, cá ngát nấu bần… Đồng thời, điểm du lịch luôn có cá, tôm sông, cá đồng tươi sống cho khách khi có yêu cầu.

Còn gì thích thú bằng khi được bồng bềnh trên sông, ngắm sông nước, thưởng thức món đặc sản nước nổi tươi roi rói, nghe thêm câu vọng cổ, thiệt sướng hết có biết!

Anh Giang cho biết thêm: “Do đây là tour mới xuất hiện 1- 2 năm nay. Bởi vì chỉ có trong mùa nước nổi, nên lượng khách rất mê và đặt tour ngày càng nhiều, so với năm trước lượng khách khoảng 30- 40%.

Đặc biệt do trên tàu có bố trí sẵn bàn ghế, nhà vệ sinh, máy phát điện… nên phục vụ tốt du khách. Thường thì khách phải đặt tour trước nếu không sẽ hết tàu, cuối tuần là “sốt tàu” luôn, các tàu hoạt động hết công suất vẫn không đủ phục vụ khách”.

Dù ở ruộng đồng hay ở miệt vườn sông nước, mùa nước nổi đã đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Điều đó cho thấy, việc thích nghi “sống chung” với những điều kiện thay đổi và khai thác lợi thế mùa nước nổi là giải pháp cần thiết của người dân đồng bằng.

Báo Vĩnh Long
Đăng ngày 17/10/2018
AN- THẢO
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 10:14 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 10:14 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 10:14 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:14 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 10:14 20/04/2024