Khám phá cú đớp mạnh nhất trong thế giới động vật

Kích cỡ cơ thể nhỏ bé nhưng cấu tạo đặc biệt của bộ hàm và những chiếc răng sắc nhọn giúp cá hổ piranha đen dễ dàng vượt mặt khủng long bạo chúa để sở hữu cú đớp mạnh nhất trong lịch sử các loài động vật.

Hàm răng sắc nhọn của cá hổ piranha đen.
Hàm răng sắc nhọn của cá hổ piranha đen.

Điều làm nên tên tuổi cho cá hổ piranha chính là cơ hàm quá lớn, cho phép nó tạo ra lực cắn tương đương với 30 lần trọng lượng cơ thể, một kỳ tích chưa từng được ghi nhận trong thế giới tự nhiên. Tuy các loài vốn nổi tiếng với những cú đớp kinh hoàng như cá mập trắng, linh cẩu hay cá sấu tạo ra những vết cắn mạnh hơn nhưng nếu so sánh ngược lại với trọng lượng cơ thể chúng, cú ngoạm đó lại trở nên thiếu ấn tượng.

Các nhà nghiên cứu cho biết, lực của những cú ngoạn liên quan mật thiết đến kích thước và trọng lượng cơ thể của các loài động vật. Sẽ không có gì để bàn cãi khi những con vật to lớn tạo ra những cú ngoạm với lực mạnh hơn những sinh vật nhỏ bé. Tuy nhiên, nếu đưa chúng về cùng một trọng lượng, sẽ dễ dàng nhận ra loài vật nào sở hữu cú đớp khủng khiếp hơn.

So sánh theo cách đó, cá hổ piranha còn dễ dàng vượt mặt cả loài quái vật thời tiền sử, khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex và những con cá voi Megalodon, một loài quái vật khổng lồ làm chủ các đại dương trong nhiều thiên niên kỷ.

Để phục vụ nghiên cứu này, các nhà khoa học đã bắt 15 con cá hổ piranha đen sống tại các lưu vực sông Amazon và Brazil, cho chúng cắn vào thiết bị đo chuyên dụng nhằm xác định chính xác lực cắn mà bộ hàm cùng với những chiếc răng sắc nhọn tạo ra. Theo đó, những con cá dài 20 – 37 cm dễ dàng tạo ra cú cắn tương đương 320 N (newton), gấp 30 lần so với trọng lượng cơ thể chúng.

Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng những dữ liệu đã thu thập được để xác định lực cắn của loài Megapiranha đã tuyệt chủng khoảng 5 triệu năm trước đây. Theo đó, lực cắn của tổ tiên loài cá hổ piranha ngày nay lên tới 1.240 – 4.749 N. Những con Megapiranha sống ở kỷ Miocene, với chiều dài cơ thể 70 cm và trọng lượng khoảng 10 kg.

Để dễ hình dung, báo cáo xác nhận cú đớp của con Megapiranha nặng 10 kg tương đương lực trong phát cắn của con cá mập trắng có trọng lượng 400 kg. Dù thức ăn của Megapiranha vẫn là điều bí ẩn nhưng với lực cắn cực mạnh đó, cá da trơn “bọc thép”, động vật sống trên cạn hay thậm chí là những con rùa đều có thể trở thành mồi của Megapiranha.

Infonet
Đăng ngày 16/02/2013
Sinh học

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 03:35 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 03:35 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 03:35 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 03:35 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 03:35 26/04/2024