Khẩn trương giải ngân đền bù cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, 4 tỉnh miền Trung bị sự cố môi trường do Formosa xả thải đang khẩn trương giải ngân hết khoản tiền trong 2 đợt ứng trước (khoảng 4.680 tỷ đồng) trong quý I/2017 này.

ngư dân Miền Trung
Bốn tỉnh miền Trung đang khẩn trương giải ngân đền bù cho ngư dân bị thiệt hại do trong sự cố môi trường do Formosa xả thải.

Chiều 16/2, tại hội nghị triển khai các nhiệm vụ trong tâm của Tổng cục Thủy sản, Thứ trưởng Tám cho biết, hiện Bộ Tài chính đã tạm cấp trước 2 đợt (đợt một là 3.000 tỷ đồng, đợt hai 1.680 tỷ đồng) cho 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) bị thiệt hại do Formosa xả thải ra biển.

Các khoản này đang được các địa phương khẩn trương giải ngân và cố gắng xử lý xong trong Quý I này. Cùng đó, 4 tỉnh phải trình và Bộ Tài chính thẩm định, rà soát rồi trình Thủ tướng phê duyệt chính thức về tổng mức thiệt hại các địa phương để triển khai đền bù, hỗ trợ cho người dân.

Ngoài ra, sau khi xử lý đền bù, hỗ trợ cho các địa phương, một khoản tiền do Formosa đền bù, sẽ triển khai 2 dự án lớn: Dự án của Bộ NN&PTNT về khôi phục, tái tạo các hệ sinh thái và dự án của Bộ TN&MT về xây dựng hệ thống quan trắc và kiểm soát môi trường biển của 4 tỉnh miền Trung.

Theo ông Tám, cuối tháng 2 này, Bộ NN&PTNT sẽ tham mưu cho Chính phủ, họp Ban chỉ đạo lần thứ 6, liên quan đến việc triển khai đề án theo quyết định 12 của Chính phủ về Phê duyệt Tổng thể xác định thiệt hại bồi thường, khôi phục giải quyết công văn việc làm, chuyển đổi nghề cho người dân 4 tỉnh miền Trung.

“Trên cơ sở cuộc họp tới đây, cùng với việc đẩy nhanh giải ngân đã ứng trước, chúng tôi sẽ đề xuất các biện pháp thúc đẩy sản xuất, khôi phục về môi trường sinh thái”- ông Tám nói.

Cũng theo ông Tám, trong Quý III-IV năm 2016, Bộ đã chỉ đạo lực lượng kiểm ngư đưa tàu vào 4 tỉnh gặp sự cố để tăng cường phối hợp, cùng địa phương giám sát, khuyến cáo ngư dân không khai thác cá tầng đáy từ 20 hải lý trở vào để bảo vệ nguồn lợi, tạo điều kiện khôi phục hệ sinh thái.

“Không khai thác cá tầng đáy, nghĩa là người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm về độ an toàn của cá bán trên thị trường, không cần phân biệt đáy, hay không ở đáy”- ông Tám nói.

Cũng theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Bộ tiếp tục yêu cầu lực lượng kiểm ngư hỗ trợ 4 địa phương thêm 6 tháng đầu năm 2017, về kiểm soát đánh bắt cá tầng đáy, nhằm giúp nguồn lợi hải sản, hệ sinh thái tầng đáy hồi phục.


Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám yêu cầu Tổng cục Thuỷ sản và ngành rốt ráo bắt tay để chinh phục mục tiêu 10 tỷ USD xuất khẩu tôm.

Bắt tay chinh phục mục tiêu 10 tỷ USD

Theo ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết, năm 2017, sẽ tập trung vào phát triển sản xuất tôm và cá tra.

Cùng đó, ngành sẽ tăng kiểm tra, kiểm soát tốt các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chất lượng thức ăn, việc sử dụng kháng sinh cấm, lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, tăng cường xây dựng liên kết trong sản xuất giống, nuôi cá tra.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết, Bộ khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động phát triển ngành tôm và trình Thủ tướng trong quý I/2017với mục tiêu xuất khẩu đạt 10 tỷ USD vào năm 2025.

“Nếu dùng tư duy ngân sách sẽ khó đạt được mục tiêu đó. Do vậy, trong điều kiện chưa cần nhiều đến ngân sách, thì ngay năm 2017 phải đặt toàn ngành vào đường ray, làm rốt ráo hướng đến mục tiêu năm 2025 rồi”.

Theo ông Tám, ngành tôm sẽ dùng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất thâm canh nuôi tôm công nghiệp, từ khoảng 140 nghìn ha hiện nay sẽ lên vài chục nghìn ha trong thời gian ngắn sắp tới. Cụ thể, sẽ tăng năng suất bình quân tôm công nghiệp từ 4 tấn/ha hiện nay lên 6-8 tấn trong thời gian tới.

Ngoài ra, với 600 nghìn ha nuôi tôm quảng canh và quảng canh cái tiến, có thể cơ chế để thu hút doanh nghiệp, tổ chức các hộ nhỏ lẻ thành tổ hợp tác, hợp tác xã để liên kết với doanh nghiệp, đầu tư khoa học, phát triển mô hình mới. Có thể nâng năng suất từ 200-300 kg tôm/ha, lên 500 kg/ha.

Tuy nhiên, theo ông Tám kết hợp sản xuất cũng như xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu con Việt Nam, trong đó gỡ khó khăn về  hàng rào kỹ thuật ở các thị trường.

Về mặt hàng cá tra, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho biết sẽ, tập trung nâng cao chất lượng con giống, xúc tiến thị trường nội địa với trên 90 triệu dân. Bộ sẽ phối hợp, tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại cá tra tại Hà Nội trong Quý III năm nay, trong đó mới các đối tác nước ngoài, trong đó từ Trung Quốc để mở rộng thị trường.

“Chúng ta làm chủ được công nghệ con cá tra, tùy theo khả năng thị trường, với khoảng 7.000 ha cá tra quy hoạch hiện nay, chúng ta có thể nâng sản lượng lên 1,5-2 triệu tấn là bình thường”- ông Tám nói.

Ngoài ra, lãnh đạo Bộ NN&PTNT yêu cầu các đơn vị của Tổng cục, tham mưu cho Bộ, phối hợp ứng pho với  Chương trình giám sát cá da trơn theo đạo luật nông trại (Farbill) của Mỹ; tiếp tục mở rộng các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là 3 thị trường: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ.

Báo Tiền Phong
Đăng ngày 17/02/2017
Phạm Anh
Đánh bắt

Tiềm năng của Astaxanthin trong kháng bệnh do Vibrio

Tiềm năng của astaxanthin khi hoạt động như một chất bảo vệ chống lại stress oxy hóa, giúp tăng đề kháng bệnh do Vibrio gây ra trên cá chẽm.

Astaxanthin
• 11:50 11/08/2021

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae - Triển vọng phòng bệnh cao

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae mang đến triển vọng phòng bệnh cao trên cá chẽm.

cá chẽm
• 18:27 22/07/2021

Liều lượng dùng rong nâu để kích thích miễn dịch cá chẽm

Rong nâu Sargassum polycystum mang đến tiềm năng kích thích miễn dịch trong nuôi cá chẽm.

cá chẽm
• 09:02 29/12/2020

Bài học Malaysia: Đừng để phải “gồng mình” chống kim loại nặng!

Nhiễm độc kim loại nặng trong sản phẩm thủy sản là mối nguy lớn. Tuy chưa chắc nồng độ cao đã có khả năng gây hại, nhưng kim loại nặng vẫn làm người tiêu dùng dè dặt hơn với thủy sản.

Cá chẽm.
• 10:46 15/10/2020

Sản lượng khai thác thủy sản trong 6 tháng đầu năm ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định, trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2024. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 7.100 tấn, tăng 8%, trong đó sản lượng tôm đạt 4.700 tấn, tăng 10,3% và đạt 44,8% kế hoạch năm.

Đánh bắt biển
• 09:52 16/06/2025

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 09:00 14/06/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 5/2025 tăng mạnh so với cùng kỳ

Trước yêu cầu phát triển bền vững ngành thủy sản, tỉnh Bình Định đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về quản lý giống, thức ăn, môi trường và phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng; đồng thời đẩy mạnh các mô hình nuôi tôm công nghệ cao và tăng cường khai thác thủy sản gắn với bảo vệ nguồn lợi biển.

Cá ngừ
• 11:06 11/06/2025

Một số ứng dụng công nghệ trong quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản

sản Việc ứng dụng công nghệ trong quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản là một xu hướng quan trọng giúp đảm bảo khai thác bền vững, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tuân thủ các quy định quốc tế. Dưới đây là một số công nghệ tiêu biểu đang được triển khai.

Công nghệ trong khai thác thủy sản
• 11:00 13/05/2025

Nghêu Việt Nam: Tăng trưởng liên tục

Ngành xuất khẩu nghêu của Việt Nam đang thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ trên bản đồ thương mại thủy sản quốc tế. Với những con số tăng trưởng đầy lạc quan trong nửa đầu năm 2025, nghêu không chỉ khẳng định vị thế của mình mà còn mở ra một chương mới đầy triển vọng cho kinh tế biển Việt Nam. Đây không chỉ là câu chuyện về kim ngạch, mà còn là hành trình vươn lên của một ngành hàng tiềm năng, từ những bãi bồi ven biển đến bàn ăn của người tiêu dùng toàn cầu.

Nghêu
• 08:03 22/06/2025

Tôm lột xác sai chu kỳ do có mưa lớn kéo dài

Mưa lớn kéo dài luôn là một trong những nỗi lo hàng đầu của người nuôi tôm, không chỉ vì nguy cơ xói mòn bờ ao, mà còn vì những tác động tiêu cực đến môi trường nước và sức khỏe tôm nuôi. Trong đó, hiện tượng tôm lột xác sai chu kỳ do ảnh hưởng của mưa là một vấn đề nghiêm trọng, gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất và lợi nhuận.

Vỏ tôm lột
• 08:03 22/06/2025

Mùa khai thác rong mơ ở Quảng Ngãi: Lộc vàng từ biển cả

Mỗi năm, khi nắng bắt đầu gắt và biển lặng hơn vào đầu mùa hè, người dân ven biển Quảng Ngãi lại tất bật bước vào mùa khai thác rong mơ – một loài rong biển quý, có giá trị cao về mặt kinh tế và sinh thái. Không chỉ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngư dân, rong mơ còn được xem là biểu tượng của sinh kế bền vững gắn với vùng ven biển miền Trung.

Khai thác rong mơ
• 08:03 22/06/2025

Tôm bơi lờ đờ và kéo đàn: Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong ao nuôi

Một trong những hiện tượng khiến người nuôi tôm lo lắng và cần đặc biệt chú ý chính là tôm bơi lờ đờ và kéo đàn. Đây không chỉ là biểu hiện của sự suy yếu mà còn có thể là lời cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra trong ao, từ môi trường xuống cấp đến sự bùng phát của dịch bệnh.

Tôm bơi lờ đờ
• 08:03 22/06/2025

Loại cá mờm cơm: Từ món ăn bình dân đến đặc sản xuất khẩu

Tại những làng chài ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ, cá mờm cơm từ lâu đã là món ăn dân dã, gắn bó với đời sống ngư dân. Ít ai ngờ rằng, loài cá nhỏ bé này đang từng bước trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị, được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Á và châu Âu. Hành trình từ bữa cơm gia đình đến bàn tiệc quốc tế của cá mờm cơm là một câu chuyện đầy thú vị về tiềm năng biển cả Việt Nam.

Cá mờm cơm
• 08:03 22/06/2025
Some text some message..