Khánh Hoà: Mô hình nuôi cá bớp đạt hiệu quả cao ở TP Cam Ranh

Mạnh dạn chuyển đổi tìm hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản để đem lại hiệu quả kinh tế cao, đó là quyết tâm của ông Lương Hiệp - một trong những người đầu tiên tham gia mô hình nuôi cá bớp thương phẩm trên Vịnh Cam Ranh.

mo hinh nuoi ca bop
Bè nuôi cá bớp.

Sau nhiều năm nuôi tôm hùm, hiệu quả kinh tế đem lại không khá vì tôm hùm hay bị dịch bệnh, năm 2011, ông Lương Hiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi cá bớp lồng bè. Với quy mô 1.000 con/60m2 mặt nước biển, bước đầu, mô hình này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Nuôi cá bớp đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu khá lớn, bởi giá cá bớp giống rất đắt, khoảng 25 ngàn đồng một con kích cỡ 12cm. Do thay đổi đối tượng nuôi nên ông thường xuyên tìm hiểu kỹ thuật nuôi từ các hộ nuôi cá bớp khác. Lứa đầu, ông nuôi 400 con trong khuôn khổ 40m2 mặt nước được chia làm 4 ô lồng.

Qua 4 tháng, thấy cá phát triển thuận lợi, ông tiếp tục thả thêm 600 con, đồng thời mở rộng diện tích lồng bè. Theo kinh nghiệm của ông Hiệp, nuôi cá bớp phải tuân thủ nghiêm ngặt về chế độ dinh dưỡng để cá bớp tăng được sức đề kháng, không bị mù mắt. Đặc biệt, trước khi cho cá bớp ăn phải rửa sạch các loại thức ăn nhất là thức ăn tươi.   

Anh Lương Tấn Lộc, chủ lồng cá bớp Cam Ranh chia sẻ: "Kinh nghiệm của chúng tôi là khi mua thức ăn cho cá, cá người ta bán cho mình, cá người ta mua đá với muối phân nhiều, mình bỏ xuống nước mặn mình rửa kĩ xong rồi mình mới cho cá ăn. Còn không rửa kĩ mà cho ăn trúng u rê tích tụ nhiều hay sao là nó bị ửng đỏ, là nó bị bệnh".

Nhờ chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức kỹ thuật, ông Hiệp đã thành công với việc nuôi cá bớp thương phẩm. Cá bớp nuôi sau 9 tháng đạt trọng lượng 5kg và cho thu hoạch. Vụ nuôi năm 2011, gia đình ông thu được chừng 5 tấn, với giá bán 120 ngàn/kg, trừ chi phí, ông thu về 500 triệu tiền lãi ròng. Riêng vụ nuôi năm nay, cá bớp của ông đã được 6 tháng tuổi, trong lượng mỗi con đạt 3,5kg, ước đến cuối tháng 12 thì cho thu hoạch.

Kỹ sư Phạm Huy Trường, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Khánh Hòa cho biết: "Anh Hiệp là một trong những mô hình nuôi đầu tiên tại vịnh Cam Ranh. Mà hiện nay phong trào nuôi cá bớp rất mạnh. Cá bớp cũng là một đối tượng mà theo tôi là một đối tượng dễ nuôi, dễ chăm sóc và thị trường tiêu thụ cũng rất hấp dẫn tức là nội địa và xuất khẩu. Cho nên tôi cũng mong muốn sự phát triển của cá bớp để đa dạng hóa cái sinh học góp phần tái tạo kinh tế biển".

Với những thành công bước đầu, ông cho biết sẽ mạnh dạn bố trí nuôi cá bớp theo hình thức xen canh. Đối tượng được ông đưa vào xen canh với cá bớp có thể là tôm hùm hoặc tu hài. Các lồng tôm hùm hoặc tu hài sẽ được đặt dưới, cá bớp thả bên trên.

Với phương pháp này, hiệu quả kinh tế nghề nuôi của ông sẽ còn được nâng lên trên cùng diện tích. Cá bớp thích nghi tốt với bề mặt trên cùng của lồng bè, vì thế diện tích nuôi phải rộng, môi trường nước nuôi phải sạch sẽ, bè được chia ra từng ngăn để nhốt riêng cá có cùng loại kích cỡ, có vậy mới thuận tiện cho việc định lượng thức ăn. Đây là mô hình mở ra hướng đi mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi trồng thủy sản ở Cam Ranh.

Đài PTTH Khánh Hoà
Đăng ngày 24/10/2012
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 22:03 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 22:03 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:03 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 22:03 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:03 16/04/2024