Khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), một số quy định tại Thông tư số 06 (TT06) ngày 2-2-2010 của Bộ Nông nhiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đang gây khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trong việc nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm thủy sản, hàng mẫu và kiểm tra chất phóng xạ.

doanh nghiệp, xuất khẩu, thủy sản

Theo phản ánh của một số DN thủy sản, trước khi quyết định mua hoặc sản xuất thử mặt hàng mới (không nhằm mục đích thương mại), DN thường yêu cầu khách hàng gửi hàng mẫu là sản phẩm thủy sản đông lạnh để khảo sát chất lượng. Đây là trường hợp phát sinh ngoài kế hoạch với số lượng nhỏ được gửi bằng đường hàng không để rút ngắn thời gian. Nhưng theo quy định tại TT06, đã là hàng nhập, dù khối lượng lớn hay nhỏ đều phải thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm dịch theo đúng trình tự bao gồm: Đăng ký kiểm dịch và xin giấy phép nhập khẩu (NK) với Cục Thú y. Sau khi có giấy phép NK mới được làm thủ tục khai báo, kiểm tra hàng và lấy giấy chứng nhận kiểm dịch. Quy định này đã làm tăng thêm thời gian, chi phí cho DN, trong khi DN buộc phải vận chuyển bằng hàng không trong thời gian gấp để quyết định mua sớm nguyên liệu hoặc chấp nhận ký hợp đồng sản xuất xuất khẩu (SXXK), nhưng thời gian đợi kết quả, làm thủ tục kéo dài khiến cơ hội mua hàng hoặc ký kết được hợp đồng làm hàng XK bị mất hoặc bỏ lỡ.

Bên cạnh đó, theo quy định tại TT06, để làm thủ tục đăng ký kiểm dịch hàng thủy sản NK, DN phải có giấy chứng nhận kiểm dịch (H/C) do cơ quan thẩm quyền nước XK cấp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ví dụ như khách hàng Nhật Bản mua nguyên liệu từ Đan Mạch, sau đó xuất sang Trung Quốc và gửi vào kho ngoại quan của Trung Quốc rồi mới chuyển sang Việt Nam để gia công, SXXK, vì thế bạn hàng NK chỉ có được H/C của cơ quan thẩm quyền Đan Mạch cấp. Hoặc trong trường hợp khách hàng Nhật Bản mua nguyên liệu từ Ấn Độ và gửi vào kho ngoại quan của Nhật Bản, theo quy định của nước này, cơ quan thẩm quyền không cấp H/C cho hàng hóa còn nằm trong kho ngoại quan. Thậm chí, từ tháng 9-2012, cơ quan thẩm quyền của Nhật Bản đã ngừng cấp H/C cho lô hàng nguyên liệu NK đã qua sơ chế (phi lê, luộc...) từ nước thứ 3 để XK sang Việt Nam gia công, chế biến hàng XK. Một trường hợp nữa là tàu cá nước ngoài đánh bắt trên biển và cập cảng Thái Lan để dỡ bán một phần cho công ty Thái Lan, phần còn lại người bán đóng container lạnh, xuất bán cho DN Việt Nam. Như vậy, người bán cũng không cung cấp được cho DN Việt Nam H/C hoặc chứng thư chất lượng.

Gặp phải 3 trường hợp trên, DN thủy sản đều không thực hiện được thủ tục đăng ký kiểm dịch tại cơ quan thẩm quyền Việt Nam do không có được H/C từ cơ quan thẩm quyền nước XK cấp.

Ngoài ra, hiện nay những lô hàng thủy sản NK từ Nhật Bản để gia công hoặc SXXK không có giấy chứng nhận phóng xạ do cơ quan thẩm quyền Nhật Bản cấp nhưng cơ quan thú y lại yêu cầu phải có văn bản đề nghị cơ quan thú y vùng kiểm tra lô hàng tại Việt Nam và mọi chi phí kiểm tra do DN chi trả, chỉ khi có kết quả kiểm tra phóng xạ mới được giải phóng hàng khỏi cảng. Điều này trái với quy định tại Công văn số 966/BNN-QLCL ngày 14-4-2011 của Bộ NN-PTNT là toàn bộ chi phí cho việc lấy mẫu, phân tích mẫu lấy từ nguồn kinh phí của cơ quan kiểm tra tức là cơ quan thú y vùng chi trả.

Trước những khó khăn này, VASEP đã có công văn gửi Bộ trưởng Bộ NN-PTNT kiến nghị biện pháp tháo gỡ cho DN NK thủy sản có lô hàng bị vướng trong các trường hợp kể trên. Hiện nay, Bộ đã thành lập tổ soạn thảo xây dựng, sửa đổi, thay thế TT06.

báo Hải quan
Đăng ngày 13/05/2013
t.b
Kinh tế

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Góc nhìn cho ngành nuôi trồng thủy sản 2022

Báo cáo của Rabobank tại hội nghị GOAL của Liên minh thủy sản Toàn cầu đã chỉ ra những gì mà các tác giả của báo cáo nhận thấy thông qua năm yếu tố quan trọng nhất từ những sự kiện vừa qua của năm 2021. Dưới đây là một số điểm chính ghi nhận từ báo cáo.

tôm hùm
• 07:00 20/01/2022

Bạc Liêu: Ổ dịch Covid-19 tại Công ty thủy sản Tấn Khởi tiếp tục lây lan

Trước tình hình ổ dịch Covid-19 tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi ở TX.Giá Rai tiếp tục lây lan trong cộng đồng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đã trực tiếp làm việc với địa phương để bàn giải pháp sớm khống chế dịch bệnh.

công ty Châu Bá Thảo
• 11:28 22/10/2021

Xuất khẩu thủy sản: Chông chênh con đường hồi phục

Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

chế biến tôm
• 09:56 19/10/2021

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 11:57 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 11:57 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:57 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:57 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 11:57 20/04/2024