Khởi động Chương trình “Làm sạch biển”

Chương trình “Làm sạch biển” do Tạp chí Tòa án nhân dân (Tòa án nhân dân tối cao), Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại 28 tỉnh, thành phố có biển trong giai đoạn 2021-2026, với mục tiêu nâng cao ý thức của cộng đồng về vấn đề rác thải, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường biển.

làm sạch biển
Đoàn viên thanh niên và người dân làm sạch môi trường biển tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Đăng.

Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ tây của Biển Đông, có vị trí địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải quốc gia nào cũng có. Chúng ta có bờ biển dài hơn 3.260km từ bắc xuống nam, với hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia rộng khoảng một triệu km2.

Chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tập trung phát triển bền vững, toàn diện các ngành kinh tế, các vùng biển và hải đảo; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa biển; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo bền vững đi đôi với bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn trên biển; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa biển; bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên biển; thúc đẩy, tạo động lực mạnh mẽ để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển.

Đáng chú ý, quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47% đến 48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế thuần biển đạt khoảng 20% đến 22% tổng GDP cả nước. Các vùng ven biển hằng năm thu hút khoảng 70% số lượng khách quốc tế và khoảng 50% khách nội địa, mang lại 70% doanh thu cho ngành du lịch cả nước, cùng với nguồn thu nhập cho khoảng gần ba triệu lao động nghề biển…

Trong những năm qua, kinh tế biển của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường biển, nhất là ô nhiễm môi trường đến từ rác thải tại các vùng biển ven bờ tại Việt Nam đáng báo động. Đây là một trong những nguyên nhân đã và đang cản trở lớn đến quá trình phát triển bền vững biển Việt Nam.

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu biển và Hải đảo (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) cho thấy: Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có lượng chất thải ra biển nhiều thứ tư trên thế giới, với khối lượng từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn/năm (tương đương khoảng 6% tổng chất thải nhựa được thải ra biển của thế giới), trong đó rác thải nhựa chiếm khoảng từ 50% đến 80% lượng rác thải biển. Rác thải nói chung và rác thải nhựa nói riêng đang là một hiểm họa đối với môi trường biển, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng ven biển và môi trường sống nói chung.

Tổng Biên tập Tạp chí Tòa án nhân dân, Trần Quốc Việt cho biết: “Làm sạch biển” giai đoạn 2021-2026 tại 28 tỉnh, thành phố có biển là chương trình hành động nhằm dọn sạch rác thải môi trường biển, mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc; hướng tới mục tiêu nâng cao ý thức của cộng đồng về vấn đề rác thải, kêu gọi mọi người chung tay hành động bảo vệ môi trường biển, tạo phong cách sống xanh để hạn chế sự biến đổi khí hậu; đồng thời quảng bá hình ảnh của Việt Nam đến bạn bè quốc tế, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng tươi đẹp và phát triển bền vững.

Ông Vũ Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Phó Trưởng Ban tổ chức chương trình cho biết, các hoạt động chính của Chương trình “Làm sạch biển” gồm: Thực hiện dọn sạch rác thải tại bãi biển với sự tham gia của lực lượng đang công tác tại hệ thống tòa án, tài nguyên và môi trường; lực lượng đoàn viên thanh niên, lực lượng bộ đội hải quân, bộ đội biên phòng… sau đó giao cho chính quyền địa phương quản lý các bãi biển đã được dọn rác thải.

Tổ chức lắp đặt, trao tặng các thùng rác công cộng tại các bãi biển nhằm khuyến khích khách du lịch bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Trao tặng những phần quà tới các gia đình, học sinh nghèo, cán bộ, chiến sĩ hải quân, biên phòng, các gia đình ngư dân vượt qua khó khăn, tích cực ra khơi, bám biển. Tổ chức các chương trình nghệ thuật để tiếp tục lan tỏa thông điệp “Làm sạch biển” và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển của cộng đồng dân cư sống trên địa bàn…

Ngoài ra, Chương trình cũng đặt mục tiêu trao tặng ít nhất 5.000 suất học bổng cho học sinh nghèo; 5.000 suất quà tặng cho các hộ ngư dân nghèo; 10 nghìn thùng rác; 500 biển hiệu tuyên truyền; 500 loa phát thanh và 5 triệu tài liệu tuyên truyền cho các địa phương có biển. Chương trình “Làm sạch biển” với điểm khởi đầu là tỉnh Hà Tĩnh sẽ được tổ chức trong tháng 8/2022, tiếp đến là TP Hồ Chí Minh (tháng 10/2022) và tỉnh Kiên Giang (tháng 12/2022).

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 21/06/2022
Trung Tuyến
Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Cá bè trên sông Đồng Nai chết hàng loạt sau mưa lớn: Người nuôi cá thiệt hại nặng nề

Ngày 29-5, tại khu vực phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa (Đồng Nai), nhiều hộ dân nuôi cá bè trên sông Đồng Nai đã báo cáo hiện tượng cá chết hàng loạt sau trận mưa lớn vào ngày 28-5. Ước tính ban đầu, khoảng 6 tấn cá các loại như rô phi, chép, trê, lăng, mè hỏi và trắm đã bị chết, gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi.

Cá chết
• 09:00 01/06/2025

Đa dạng sinh học biển và vai trò trong khai thác thủy sản bền vững

Đa dạng sinh học biển là sự phong phú và đa dạng của các loài sinh vật sống trong môi trường biển, bao gồm các loài động vật, thực vật, vi sinh vật và các hệ sinh thái biển như rạn san hô, cỏ biển, và rừng ngập mặn. Đây là một yếu tố quan trọng không chỉ đối với sức khỏe của hệ sinh thái biển mà còn đối với sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Đa dạng sinh học biển không chỉ cung cấp nguồn lợi thủy sản mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và sức khỏe của các hệ sinh thái biển.

Đa dạng sinh học biển
• 11:12 30/05/2025

Cá chết hàng loạt: Nguyên nhân và giải pháp cho người nuôi

Những ngày đầu tháng 5/2025, người dân TP.HCM không khỏi bàng hoàng trước cảnh tượng cá chết trắng mặt nước trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Tình trạng này không chỉ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân và đặt ra nhiều câu hỏi về nguyên nhân cũng như biện pháp phòng ngừa, đặc biệt đối với người nuôi trồng thủy sản.

Cá chết
• 09:55 12/05/2025

Vai trò của khu bảo tồn biển trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Khu bảo tồn biển (Marine Protected Area – MPA) là vùng không gian biển được quy hoạch và quản lý nhằm bảo vệ tài nguyên sinh vật biển, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên. Tùy theo mức độ bảo vệ, có thể cấm hoặc hạn chế các hoạt động như khai thác thủy sản, du lịch, vận tải biển để đảm bảo duy trì hoặc phục hồi sự đa dạng sinh học.

San hô biển
• 10:03 05/05/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 06:10 17/06/2025

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 06:10 17/06/2025

Sản lượng khai thác thủy sản trong 6 tháng đầu năm ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định, trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2024. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 7.100 tấn, tăng 8%, trong đó sản lượng tôm đạt 4.700 tấn, tăng 10,3% và đạt 44,8% kế hoạch năm.

Đánh bắt biển
• 06:10 17/06/2025

Giảm tỷ lệ hao hụt khi thả ếch giống

Nghề nuôi ếch dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng bởi không tốn nhiều vốn lại cho thu nhập khá cao, thời gian nuôi ngắn, phù hợp nuôi hình thức nông hộ. Tuy nhiên, để nuôi ếch hiệu quả không chỉ đơn giản là cho ăn hàng ngày mà cần có kỹ thuật phù hợp để hạn chế hao hụt. Tình trạng hao hụt thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như thức ăn chưa phù hợp, cách chăm sóc chưa đúng,... Việc hiểu rõ về kỹ thuật nuôi và sản xuất giống đúng cách là yếu tố quan trọng giúp vụ nuôi thành công.

Ếch
• 06:10 17/06/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 06:10 17/06/2025
Some text some message..