Khung lịch thời vụ thả giống nuôi thủy sản Hà Tĩnh năm 2019

Trên cơ sở dự báo thời tiết, kế hoạch nuôi trồng thủy sản năm 2019. Ngày 10/01/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh ban hành văn bản số 70/SNN-TS về việc thực hiện khung lịch thời vụ thả giống nuôi trồng thủy sản 2019.

Khung lịch thời vụ thả giống nuôi thủy sản Hà Tĩnh năm 2019
Chăm sóc tôm nuôi ở Hà Tĩnh.

Căn cứ nội dung văn bản chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và tình hình nuôi trồng thủy sản tại các địa phương trong tỉnh năm 2019, nhằm giúp bà con chủ động trong sản xuất đảm bảo hiệu quả, hạn chế ảnh hưởng thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, dưới đây xin lưu ý đến các hộ/cơ sở nuôi trồng thủy sản trong tỉnh một số nội dung về thực hiện lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản năm 2019:


I. Đối với nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ

      1.1. Nuôi tôm thẻ chân trắng:

- Đối với nuôi trên cát: Chỉ nên nuôi 02 vụ/năm.

+ Mật độ thả giống từ 100 - 120 con/m2 (cỡ giống PL12 trở lên).

+ Thời điểm thả giống:

Nuôi chính vụ từ tháng 3 - 8 năm 2019.

Nuôi tôm vụ đông (những vùng nuôi có cơ sở hạ tầng tốt, môi trường nước ổn định): thả giống từ đầu tháng 9 đến hết tháng 10 năm 2019)

- Đối với nuôi vùng triều: Chỉ nên nuôi 01 vụ/năm.

+ Mật độ thả giống dưới 80 con/m2 (cỡ giống PL12 trở lên).

+ Thời điểm thả giống: từ tháng 4 - 8 năm 2019.

- Đối với hình thức nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao (Như nuôi trong nhà kín, nuôi trong bể...) chủ động kiểm soát hoàn toàn các yếu tố môi trường, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết thì có thể thả giống quanh năm.

1.2. Nuôi tôm sú:

- Số vụ nuôi: 01 vụ/năm.

- Mật độ thả giống: dưới 15 con/m2.

- Thả giống:  từ tháng 4 - 6 năm 2019. 

* Lưu ý: Những vùng nuôi tôm thường xuyên bị bệnh đốm trắng nên thả muộn hơn (khi thời tiết đã ấm hẳn); những vùng thấp triều có thể bị ảnh hưởng do bão, lụt không nên thả quá muộn để tránh bão, lụt. Khuyến cáo các vùng, cơ sở nuôi liên kết với cơ sở sản xuất giống trong việc cung ứng; ký kết hợp đồng để tăng trách nhiệm của người sản xuất giống trong việc bảo đảm chất lượng con giống. Người nuôi nên ương dưỡng 2 - 3 giai đoạn và thả giống cỡ lớn để nuôi thương phẩm.

2. Nuôi nhuyễn thể (Nuôi ngao)

- Thời gian thả giống từ tháng 4 - 6/2019.

- Mật độ thả nuôi khuyến cáo: dưới 250 con/m2 (Kích cỡ giống thả 500 - 800 con/kg)

3. Đối với nuôi cá lồng

- Thời gian thả giống từ tháng 4 - 6/2019.

- Mật độ nuôi: từ 20 - 25 con/m3

- Đối tượng thả nuôi: cá vược, cá chim vây vàng, cá hồng mỹ, cá mú,... (Lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện thủy lý, thủy hóa của từng địa phương. Khi có mưa, bão cần kịp thời di dời lồng nuôi hoặc đưa các đối tượng nuôi lồng ở sông vào nuôi trong ao trong thời gian chịu ảnh hưởng do mưa, lũ). Địa điểm, vị trí vùng nuôi phải được sự cho phép của chính quyền địa phương cấp huyện.

      II. Đối với nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt

- Đối tượng nuôi gồm các loài cá như: cá mè, cá chép, cá trắm, cá lóc, cá rô phi, cá diêu hồng...

- Thời gian thả giống: Thả giống tháng 4 - 6/2019;

- Mật độ thả giống: Đối với nuôi ao: từ 2 - 3 con/m2; đối với nuôi lồng: từ 20 - 25 con/m3

* Lưu ý đối với nuôi lồng bè:

+ Lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện thủy lý, thủy hóa của từng địa phương. Khi có mưa, bão cần kịp thời di dời lồng nuôi hoặc đưa các đối tượng nuôi lồng ở sông vào nuôi trong ao trong thời gian chịu ảnh hưởng do mưa, lũ.

+ Địa điểm, vị trí vùng nuôi, yêu cầu kỹ thuật: Phải bảo đảm quy chuẩn quốc gia cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt - Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường (QCVN 02-22:2015/BNNPTNT); Địa điểm, vị trí vùng nuôi phải được sự cho phép của chính quyền địa phương cấp huyện.

TTKN Hà Tĩnh
Đăng ngày 21/01/2019
Sỹ Công
Môi trường

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 22:41 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 22:41 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:41 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 22:41 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:41 16/04/2024