Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo phát triển nghề nuôi cá thương phẩm ven kênh Đông – Củ Chi

Tính đến 2015, trên địa bàn huyện Củ Chi ước tính có hơn 242ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản, trong đó sử dụng nguồn nước kênh Đông là 158ha. Với lợi thế thuận lợi về giao thông nội đồng, lưới điện, nguồn nước kênh đông cung cấp nước ngọt quanh năm cùng hệ thống các cơ sở cung cấp giống, vật tư – thức ăn chất lượng cao là một tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi thủy sản địa phương. Tuy nhiên, hiện đa số người dân có diện tích nuôi thủy sản chưa khai thác triệt để lợi thế này để gia tăng giá trị  kinh tế, tăng thu nhập.

hội thảo

 Nhằm cải thiện tình trạng trên, vừa qua tại Hội trường UBND xã Phước Thạnh, Trung tâm Khuyến nông TP. HCM tổ chức buổi Hội thảo phát triển nghề nuôi cá thương phẩm ven kênh Đông Củ Chi. Đến tham dự có Ông Lê Đình Đức- Trưởng phòng Kinh tế huyện Củ Chi, Ông Nguyễn Văn Chệt, PCT Hội Nông dân huyện, Bà Ngô Thị Hòa Bình – PCT. UBND xã Phước Thạnh, đại diện các phòng ban Trung tâm Khuyến nông và hơn 60 hộ nông dân nuôi trồng thủy sản. Qua buổi Hội thảo, các đại biểu đã phân tích những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và cách khắc phục khi phát triển triển nghề nuôi cá thương phẩm ở đây như theo Ông Nguyễn Văn Quyền –  Xã Tân Thông Hội: Trước khi nuôi, người nuôi cần khảo sát nguồn nước đó có phù hợp với đối tượng nuôi không, với ao hơi nhiễm phèn thì nuôi cá lóc là đạt năng suất và chất lượng rất cao. Hiện nhà tôi đang đầu tư nuôi khoảng 100.000 con cá lóc với chi phí hơn 1 tỷ đồng. Muốn mở rộng sản xuất nhưng kinh phí quá lớn mà rủi ro lại cao nên không dám mở rộng diện tích. Đề nghị nhà nước cần có chính sách vốn ưu đãi, lãi suất thấp và cho vay dài hạn để người nông dân dễ xoay vòng vốn; Ông Thủy – Giám đốc Công ty Sài Gòn Aquarium, với quy mô 13ha cá cảnh cho biết, để nuôi thủy sản đạt hiệu quả cao cần tìm hiểu kỹ về kiến thức Khoa học kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm nuôi từ mô hình thành công để từ đó quyết định đầu tư đúng đối tượng và phải xét trên góc độ cung – cầu của thị trường, nên tập trung sản xuất những đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, thị trường ưa chuộng…  Còn theo ông Khưu Minh Hưng với diện tích 5ha đang nuôi cá sặn rằn, thác lác cườm…thì nên chú trọng nuôi ghép một số loài các với nhau để tận dụng mặt nước và giảm giá thành sản phẩm làm ra để tăng lợi nhuận. Đồng thời cần chủ động nguồn thức ăn tự chế biến để giảm chi phí đầu tư nuôi thủy sản.

     Phát biểu tại buổi hội thảo, ông Lê Đình Đức – Trưởng phòng Kinh tế huyện khuyến khích người nuôi cần có sự liên kết với nhau thành lập tổ hợp tác để dễ tiếp cận nguồn vốn, dễ tìm doanh nghiệp tiêu thụ và khuyến kích người dân có diện tích mặt nước cải tạo để mở rộng quy mô, khuyến khích tập trung làm giống thủy sản và nuôi loại cá cảnh có giá trị kinh tế cao. Về phía huyện và các Sở ban ngành sẽ tìm đầu ra và kết nối tạo liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.

Bà Trần Bùi Ngọc Lê – Trưởng phòng Kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông khẳng định: lợi thế của chúng ta là rất lớn như có nguồn nước kênh Đông quanh năm; vốn thì được nhà nước quan tâm hỗ trợ theo Quyết định 13, QĐ36; có thị trường tiêu thụ lớn bật nhất cả nước. Vậy giải pháp đặt ra để phát triển nghề nuôi cá tại địa phương, với vai trò Khuyến nông chúng tôi sẽ đưa vào kế hoạch hằng năm để phát triển thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Xây dựng nhiều mô hình trình diễn trên diện tích mặt nước còn bỏ trống; đối với người nuôi cần lựa chọn những đối tượng nuôi cao cấp như cá thác lác, cá sặc rằn, cá lăng… có giá trị kinh tế và phải biết tận dụng các nguồn phế phụ phẩm ở địa phương làm thức ăn trong sản xuất.

Khuyến Nông Tp.HCM, 23/06/2015
Đăng ngày 28/06/2015
Văn Tâm
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 05:43 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 05:43 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 05:43 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:43 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 05:43 23/12/2024
Some text some message..