Kiểm soát chặt thủy sản nhập khẩu

Ngày 8/7/2015, Bộ NN-PTNT có Thông báo số 5449/TB-BNN-VP, giao Cục Thú y chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm soát chặt chẽ đối với việc nhập khẩu (NK) tôm nguyên liệu.

hải sản
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trong thời gian qua, Cục Thú y đã trao đổi, thảo luận với Trưởng Cơ quan Thú y (CVO) của các nước để thành lập các đoàn công tác sang các nước đang xuất khẩu (XK) nhiều tôm nguyên liệu và các loại sản phẩm thủy sản khác vào Việt Nam, với mục đích:

(1) Kiểm tra tình hình dịch bệnh, kiểm soát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trong chuỗi SX sản phẩm thủy sản;

(2) Đàm phán về các yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh đối với việc XK, NK động vật thủy sản và sản phẩm thủy sản trên cơ sở tuân thủ theo các quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Hiệp định kiểm dịch động thực vật (SPS).

Trước mắt, từ ngày 21 - 25/9/2015, đoàn công tác của Cục Thú y sẽ sang Ấn Độ làm việc với cơ quan thú y có thẩm quyền và các tổ chức có liên quan của Ấn Độ để kiểm tra việc nuôi tôm, chế biến tôm nguyên liệu để XK sang Việt Nam; đồng thời liên hệ, trao đổi với các nước Indonesia, Nhật Bản, Ecuador, Iran, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan... để tổ chức các đoàn thanh tra sang để kiểm tra vào các tháng tiếp theo.

Việc kiểm tra sẽ kết hợp cả việc kiểm tra các cơ sở SX giống thủy sản (tôm giống, cá giống,..) XK vào Việt Nam (vì trong thời gian qua, cơ quan thú y cửa khẩu đã phát hiện có 23 lô hàng thủy sản giống (cá mú giống, tôm giống) NK vào Việt Nam có mầm bệnh truyền nhiễm và phải tiêu hủy, xử phạt tiền).

Mặt khác, Cục Thú y đã chỉ đạo các cơ quan thú y cửa khẩu tổ chức lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu cảm quan, vi sinh vật ô nhiễm thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế, giám sát mầm bệnh truyền nhiễm ở tôm và chất tồn dư đối với tôm nguyên liệu và các sản phẩm thủy sản khác NK vào Việt Nam nhằm cảnh báo, ngăn chặn sản phẩm thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm NK vào Việt Nam.

Về kết quả xét nghiệm, giám sát cụ thể như sau:

* Đối với tôm nguyên liệu đông lạnh NK để gia công xuất khẩu:

(1) Số lượng NK trong tháng 8/2015 là 3.147 tấn, chủ yếu từ các nước Ấn Độ (chiếm tỷ lệ 96,5%) và Ecuador (chiếm tỷ lệ 3,5%);

(2) lấy mẫu giám sát 100% các lô hàng nhập khẩu của 13 Cty ở Ấn Độ và Ecuador với tổng số khoảng 260 chỉ tiêu xét nghiệm về mầm bệnh (bao gồm bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, taura, đầu vàng, hoại tử cơ quan tạo máu và cơ dưới vỏ,…) và các chất tồn dư (bao gồm Tylosin, Fluoroquinolones, Nitrofural, Chloramphenicol, Oxytetracycline, thủy ngân, chì, cadimi,…).

Trong đó, chỉ phát hiện 6 mẫu dương tính với mầm bệnh đốm trắng (gồm có 4 mẫu tôm thẻ và 2 mẫu tôm sú) và đã thông báo cho cơ quan thú y thẩm quyền của nước XK để có biện pháp xử lý, khắc phục; không có mẫu nào phát hiện có tồn dư kháng sinh và kim loại nặng vượt quá giới hạn cho phép.

* Về kết quả kiểm tra sản phẩm thủy sản NK để tiêu thụ trong nước:

(1) Số lượng nhập khẩu trong tháng 8/2015 là 8.906 tấn, chủ yếu là cá, mực và chỉ có 179 tấn tôm đông lạnh (chiếm tỷ lệ 2%);

(2) Lấy mẫu 100% lô hàng sản phẩm thủy sản đông lạnh NK để xét nghiệm các chỉ tiêu cảm quan, vi sinh vật gây ô nhiễm thực phẩm, chất tồn dư… theo quy định của Bộ Y tế.

Kết quả không phát hiện lô hàng nào nhiễm vi sinh vật gây ô nhiễm thực phẩm vượt quá giới hạn cho phép và chỉ phát hiện thấy có 2 lô mực đông lạnh có nguồn gốc từ Đài Loan (được đánh bắt ngoài tự nhiên) có chất tồn dư kim loại năng (Cadimi) vượt quá giới hạn cho phép và đã được xử lý theo quy định.

Về kế hoạch các tháng tiếp theo:

(1) Cục Thú y chỉ đạo gia tăng tần suất và số lượng mẫu kiểm tra, giám sát các mầm bệnh truyền nhiễm và chất tồn dư nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm, tránh ảnh hưởng đến uy tín và giá thành đối với tôm XK của Việt Nam. Tập trung vào các nhà máy chế biến tôm nguyên liệu, sản phẩm thủy sản, giống thủy sản XK vào Việt Nam đã bị phát hiện có vi phạm;

(2) Hiện tại, trong tháng 9/2015, các cơ quan thú y cửa khẩu tiếp tục tổ chức lấy nhiều mẫu tôm nguyên liệu NK để gia công XK và các sản phẩm thủy sản khác NK để tiêu thụ trong nước, tổng hợp báo kết quả để báo cáo Bộ NN-PTNT, thông báo cho các cơ quan liên quan của nước XK.

Đồng thời đề nghị các nước XK tổ chức kiểm soát chặt chẽ về yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và dịch bệnh thủy sản đối với các cơ sở SX, chế biến sản phẩm thủy sản và thủy sản giống có các lô hàng nhiễm mầm bệnh và có chất tồn dư vướt quá giới hạn cho phép để thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lý theo quy định.

Nông Nghiệp Việt Nam, 18/09/2015
Đăng ngày 20/09/2015
PV
Doanh nghiệp

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 14:12 08/01/2025

Vui Tết Ất Tỵ chơi game trúng quà - Nhận lì xì cực đã

Không khí Tết đã dần ngập tràn khắp mọi nơi, người người nhà nhà đang nô nức sắm sửa, trang hoàng để chuẩn bị cho một cái Tết trọn vẹn và sung túc. Còn bà con thân yêu của Farmext eShop đã chuẩn bị đón Tết đến đâu rồi?

Minigame
• 08:00 04/01/2025

Gợi ý 10 khoáng chất được sử dụng phổ biến cho tôm hiện nay

Bổ sung khoáng chất là một phần thiết yếu trong quá trình nuôi tôm, bởi chúng đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của sự phát triển và sức khỏe của tôm. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ khoáng chất không chỉ hỗ trợ tôm trong quá trình lột xác, hình thành vỏ mới mà còn tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm khoáng chất được thiết kế đặc biệt cho tôm, nhưng đâu mới là những lựa chọn tối ưu và được người nuôi tin dùng nhất?

Khoáng cho tôm
• 14:00 02/01/2025

Tủ điều khiển dành cho người nuôi tôm - Không để điện hao, nâng cao an toàn

Vận hành thiết bị đúng cách không chỉ nâng cao năng suất mà còn quyết định thành bại của cả một vụ nuôi. Hiểu rõ điều này, Farmext với Tủ điều khiển Farmext Cabinet SE – giải pháp vận hành hiện đại, tiết kiệm điện năng, cắt giảm chi phí, được thiết kế tối ưu cho điều kiện thực tế của ao nuôi thủy sản tại Việt Nam.

Farmext Cabinet
• 08:00 27/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 14:09 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:09 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 14:09 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 14:09 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 14:09 14/01/2025
Some text some message..