Kiên Giang phát triển nuôi đặc sản cá mú sao

Ngoài thu nhập từ khai thác, nghề nuôi biển góp phần nâng cao thu nhập của người dân xã đảo Hòn Nghệ (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang). Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của xã là 29,5 triệu đồng, năm 2018 là 42,6 triệu đồng và ước thu nhập bình quân đầu người năm 2019 là 48 triệu đồng.

Nuôi lồng bè
Do nguồn thủy sản khai thác ngày càng cạn kiệt, một số hộ dân trên địa bàn xã Hòn Nghệ đã bắt cá giống thiên nhiên về thả nuôi. Ảnh: Thiên Thiên.

Năm 2010-2011, do nguồn thủy sản khai thác ngày càng cạn kiệt, một số hộ dân trên địa bàn xã Hòn Nghệ đã bắt cá giống thiên nhiên về thả nuôi. Nhờ diện tích mặt nước biển, điều kiện khí hậu thuận lợi, hiệu quả ban đầu từ nuôi cá lồng bè mang lại khá tốt.

Thấy vậy nhiều hộ học tập nhân giống thủy sản để tiếp tục phát triển nghề nuôi cá trên biển. Năm 2011, toàn xã có 150 lồng bè với 53 hộ nuôi, nhưng đến nay, toàn xã có 189 hộ nuôi 1.089 lồng bè, chủ yếu là cá mú sao.

Theo ông Nguyễn Hữu Thành - Chủ tịch UBND xã Hòn Nghệ, để hỗ trợ cho người dân, xã thường xuyên phối hợp với huyện tổ chức tập huấn nuôi trồng thủy sản, đề xuất Hội Nông dân các cấp hỗ trợ cho người dân vay vốn với số tiền là 250 triệu đồng để phát triển mô hình kinh tế biển. Đồng thời, kiến nghị các tổ chức tín dụng quan tâm đầu tư từ nguồn vốn ngân hàng Chính sách giảm nghèo và giải quyết việc làm cho ngư dân vay vốn nuôi biển 3 tỷ đồng. Số lượng cá lồng bè mỗi năm đều tăng, góp phần giải quyết tốt lao động địa phương và nâng cao thu nhập người dân.


Người dân xã đảo Hòn Nghệ chủ yếu nuôi cá mú sao. Ảnh: Thiên Thiên.

Với quy mô 44 lồng cá mú sao, sau mỗi lần thu hoạch, trừ chi phí anh Huỳnh Văn Chiều ở ấp Bãi Nam, xã Hòn Nghệ (huyện Kiên Lương) lãi hơn 8 tỷ đồng. Cá mú sao chủ yếu xuất sang Hồng Kông với giá khoảng 440.000 đồng/kg. Ngoài ra, thương lái các tỉnh thường xuyên đến địa bàn xã thu mua để tiêu thụ trong các tình, thành phố lớn. Do đó, đầu ra của cá mú sao và một số loại cá nuôi biển như cá bóp, cá Hồng Mỹ tương đối ổn định.

Anh Chiều chia sẻ: “Vấn đề khó khăn lớn nhất hiện nay của người nuôi cá lồng bè là cần số vốn lớn và kỹ thuật nuôi. Chúng tôi mong muốn trong thời gian tới, Nhà nước và ngành chuyên môn có chính sách hỗ trợ vốn sản xuất, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, để người dân an tâm chuyển đổi từ đánh bắt sang nuôi trồng và có đời sống ổn định hơn”.

Theo anh Chiều, người nuôi biển phụ thuộc lớn vào khí hậu. Những năm gần dây, diễn biến thời tiết bất thường, dẫn đến tỷ lệ hao hụt cá nuôi cao. Không ít hộ người nuôi trồng chưa có kinh nghiệm, bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh, nguồn vốn ít không trụ vững phải nghỉ nuôi.

Về đầu ra, thị trường tiêu thụ và định hướng cho ngư dân nuôi loại cá nào cũng là vấn đề khiến chính quyền địa phương trăn trở khi số lượng hộ nuôi cá ngày càng tăng. Các cơ quan chuyên môn cần có dự báo về thông tin thị trường, khuyến cáo dịch bệnh để người dân chủ động phòng tránh.

Tại buổi gặp gỡ hộ nuôi biển, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng: “Nhiều hộ dân đã có sự chuyển đổi nghề từ đánh bắt sang nuôi biển tạo sinh kế ổn định, vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đối với những khó khăn của ngư dân, sau chuyến khảo sát, Chính phủ sẽ xây dựng lại chính sách để đảm bảo tái cấu trúc ngành thủy sản, trong đó, kết hợp có hiệu quả giữa khai thác và nuôi trồng để đảm bảo việc làm và ổn định đời sống cho người dân”.

Dân Việt
Đăng ngày 07/11/2019
Thiên Thiên - Chúc Ly
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 10:19 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 10:19 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 10:19 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 10:19 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 10:19 27/04/2024