Li kỳ chuyện thủy quái hại dân
Theo các cụ già dân tộc Tày tại đây, từ bao đời nay bản Lũng Táo vốn nằm dưới chân hồ Thang Hen là vùng đất có địa thế đẹp, nơi định cư của đa phần dân tộc tày cuộc sống vốn yên bình. Những, cuộc sống của họ bỗng chốc bị đảo lộn hoàn toàn, không biết dân làng ai đã đắc tội hay làm sai điều gì với thần linh mà một ngày nọ bỗng từ đâu xuất hiện hmột con quái thú.
Vào một ngày khi mặt trời còn nằm trên ngọn núi, khi mọi người đang hoạt động sản xuất thì đất, trời bỗng mây đen lũ lượt kéo về, sặc mùi ám khí, đêm về buông xuống tiếng gầm rú của con quái thú làm rung chuyển núi, rừng ai cũng khiếp sợ hoảng loạn không dám bước ra khỏi cửa.
Gia súc trong làng thả ra là bị móng vuốt sắc nhọn của con quái thú “vồ” thịt, hoang mang, sợ hãi nhiều người dân cũng dần nản trí trong họ bắt đầu có ý định dời đến vùng đất khác, vì không còn ai chịu nổi được sự hoành hành của con quái thú.
Trước sự lộng hành của con quái thú, trưởng bản tụ tập tất cả mọi người lại họp, bàn diệt trừ con quái thú gian ác. Sau nhiều ý kiến nhiệm vụ diệt quái thú được dao các thanh niên, trai tráng khỏe mạnh nhất trong làng và vùng lân cận.
Ngay lập tức công việc chuẩn bị cho việc diệt quái thú được đưa ra là lập một hàng rào đầy rẫy trong gai sắt nhọn ngay trước của miệng hang nơi con quái thú đang đang ẩn náu. Khi giăng bẫy đã xong mọi người bắt đầu dụ con quái thú ra ngoài hang.
Các loại vũ khí dáo, mác, cung tên… được tất cả mọi người chuẩn bị sẵn sàng tiêu diệt con quái thú, vì gia súc trong làng bị quái thú ăn thịt hết nên khi đánh hơi thấy mồi nhử con quái thú liền lao ra khỏi hang xẻ thịt con mồi cho cơn đói.
Nhưng con quái thú không thể ngờ đó là cái bẫy đã được giăng sẵn chờ đón con ác thú, khi chưa kịp chạm tới mồi nhử con quái thú bị dính bẫy ngàn mũi chông nhọn hoắt, quá đau đớn con quái thú vùng vẫy loạn xạ, nhưng càng vùng vẫy thì con quái thú càng dính nhiều bẫy chông không thể thoát ra được.
Nắm được thời cơ tiêu diệt con quái thú đã tới, thanh niên, trai tráng cùng mọi người dùng tất cả các loại vũ khí mình có trong tay phóng thẳng vào mắt con quái thú, bị mù hai mắt con quái thú thét gào trong vô vọng hoang mang. Dù vậy, vẫn chưa đẩy lùi được con quái thú xuống dưới miệng hang. Bởi, vũ khí thô sơ và có hạn nên con quái thú dần dần thoát được bẫy giăng.
Ngay lập tức mọi người dùng mõ, trống… gõ liên hồi trên miệng hang làm cho con quái thú càng trở nên hoảng loạn và bị đẩy xuống vực sâu, khi bị đẩy xuống vực sâu mọi người đã lập nhiều hàng rào chông trước miệng hang động để con quái thú không lên được nữa.
Khi con quái thú bị giam cầm trong hang động sâu thẳm thẳm, khi tiêu diệt được con quái thú, bà con trong bản reo hò, mở hội ăn mừng chiến thắng. Từ đó đến nay bản Lũng Táo luôn sống trong yên bình. Còn con quái thú khi bị giam giữ trong trong cơn cuồng loạn đã dùng chút sức lực cuối cùng của mình tìm lối thoát và đã gây ra những hang động dọc ngang dưới lòng đất cho đến tận ngày nay…
Đứng trước miệng hang, nơi được cho là truyền thuyết quái thú hại dân đứng trên đỉnh núi nhìn xuống miệng hang sâu hơn 20 mét thông thẳng lên đỉnh núi, bốn mùa nước trong hang chỉ lên xuống chênh lệch đôi chút nên lúc nào khi ai lên đây đều có thể nhìn thấy nước trong hang luôn trong xanh những cũng ẩn chứa đầy bí ẩn.
Hồ Thang Hen là một hồ nước đẹp, nằm cách con đường tỉnh lộ 205 đi vào huyện Trà Lĩnh, nơi có những rừng xanh bạt ngàn như một bức tranh nhuốm màu xanh đặc trưng của miền núi. Con đường nhỏ và duy nhất dẫn lối vào “hồ nước thủng” với những cung đường quanh co, rồi bất ngờ đổ xuống dốc gấp khúc như một thách thức của thiên nhiên đối với con người khi đến với nơi vùng đất này. Cách “hồ nước thủng’ không xa là bản Lũng Táo nơi sinh sống của đồng bào tày hiền hòa nằm dưới chân “hồ nước thủng” nằm uốn lượn quanh co qua các dãy núi đá thoặt nhìn thoáng qua ai cũng rất dễ dàng hình dung ra được “hồ nước thủng” giống y như đuôi của một con ong nằm vắt vẻ ngang lưng trời…những cụ già người dân tộc tày của bản Lũng Táo nơi đây vẫn kể cho con cháu hay các khách du lịch mỗi khi đến hồ Thang Hen, nó như một truyền thuyết của người đồng bào tày nơi đây nhắc lại để răn dạy con cháu mình.
Hồ nước nghìn khối trơ cạn trong một đêm
Xung quanh câu chuyện về hồ nước nghìn khối này trơ cạn trong một đêm người dân tại đây cho biết, hiện tượng hàng nghìn khối nước trong hồ trơ cạn trong một đêm dường như đây như một quy luật tự nhiên. Nhưng hồ chỉ trơ cạn vào buổi đêm khi đó người dân tại bản Lũng Táo và những người dân khu vực xung quanh lại đổ xô đi bắt cá thỏa thuê. Khi ấy những thanh niên trai tráng là những người bắt được nhiều hơn cả, cả năm cá trong hồ được bắt một lần nên cá rất to ngoài việc dành để ăn, gia đình nào được nhiều ca lại đem ra chợ huyện bán lấy tiền.
Bản Lũng Táo yên bình dưới chân hồ Thang Hen.
Thời điểm hồ nước cạn là vào khoảng tháng 9 và tháng 10 lập thu hàng năm, nước trong hồ trơ cạn chỉ trong vòng 2 đến 3 tiếng đồng hồ. những người dân tại đây và cả các nhân viên ban quản lý hồ lâu năm tại đây cũng không thể lý giải được tại sao lại xảy ra hiện tượng như vậy nó không chỉ diễn ra một lần mà lặp đi, lặp lại theo chu kỳ nhưng câu hỏi lớn nhất đặt ra với họ là hàng nghìn mét khối nước trong hồ trơ cạn như vậy sẽ chảy về đâu?.
Cụ Nông Văn Bằng (78 tuổi) người dân tộc Tày cho biết: “Cả cái hồ rộng lớn bao la như vậy mà, nước cạn rút đi không biết chảy về đây chúng tôi đã dùng nhiều cách như tính được chu kỳ nước rút cả bản họp lại dùng trấu thóc đổ xuống hồ để xem nước hồ chảy qua khe núi hay đổ ra đâu nhưng tất cả đều không dấu vết nên từ đó đến nay mọi người ai cũng không còn để ý nhiều đến chuyện này nữa. Mọi người chỉ biết hồ nước cạn là dùng các dụng cụ có sẵn trong gia đình đi bắt cá.
Nhưng cũng theo người dân tại đây thì nước hồ rút cạn trong thời gian ngắn thì cũng tự khắc chảy trở lại hồ y như ban đầu đây là một trong những điều bí ẩn mà đến hàng trăm năm qua không ai giải thích được.
Nước trong hồ rút dần, rút dần xuống mà mắt thường cũng có thể nhìn thấy nước bị rút dần xuống lòng đất. trong khi đó mọi thứ xung quanh đều không có gì thay đổi y như một chiếc chậu nước bị thủng đang chảy nước ra ngoài cụ Bằng cho biết.
Trong 36 hồ được nối liền và thông nhau thì hồ Thang Moỏng nằm gần kề với hồ Thang Hen, hồ Thang Moỏng có diện tích hơn 10ha và sâu hơn 30 mét với trự lượng hàng ngàn mét khối nước và là hồ duy nhất bị trơ cạn.
Quần thể 36 hồ tại đây, thì hồ Thang Hen là có thể chứa được lượng nước lơn nhất, khi mùa khô đến tất cả các hồ khác nước đều rút dần xuống rất nhanh và chỉ còn lại hồ Thang hen.
Theo ban quản lý khu du lịch hồ Thang Hen cho biết tổng cộng có 36 hồ nước tự nhiên lớn nhỏ, có nhưng hồ sâu tới 40 – 50 mét và mỗi hồ đều được ngăn cách nhau nhưng được nối liền thông nhau bởi các mạch hang động ngầm trong lòng đất nên mỗi khi nước cạn để lộ ra những hang động rất đẹp tạo nên những khung cảnh huyền ảo rất đẹp.
Tất cả các hồ lớn nhỏ tại đây đều được người dân địa phương đặt vơi những cái tên khac nhau: Thang kiều, Thang Ngả Nôi, Thang Hoi, Thang Khung, Thang Kè…vị trí của hồ nằm ngay giữa thũng lũng giáp ranh giữa hai huyện Hòa An và Trà Lĩnh (Cao Bằng) hồ đã tồn tại từ hàng trăm qua.
Có thể nói đây là hồ nước ngọt lớn nhất của địa phương tỉnh Cao Bằng và thông nhau với các sông suối lớn nhỏ khác nhau bao phủ một vùng rộng khắp. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho phục vụ nhu cầu tưới tiêu của hàng ngàn ha ruộng đất ruộng và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. Không chỉ vậy hồ còn là nơi tích trữ một lượng lớn nước khi có những đợt mưa lũ lớn.
Đồng thời, vị trí Hồ Thang Hen nằm ngay giữa thung lũng được bao bọc bởi rừng núi đã đã vô tình tạo nên một cảnh quan thiên nhiên hết sức thơ mộng với khung cảnh thiên nhiên “non nước hữu tình” tạo nên một địa điểm du lịch rất hấp dẫn đối với du khách khi tới Cao Bằng.