Ký sinh trùng, nấm và những tác hại gây ra trên cá nước ngọt nuôi thâm canh

Các loài cá nước ngọt bản địa như cá rô đồng, cá lóc, sặc rằn, cá tra…được nuôi nhiều tại các tỉnh Miền tây như Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh hay các tỉnh Miền Đông như Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước…

Cá lóc
Đa số các mô hình nuôi các loài cá kể trên đều ứng dụng kỹ thuật nuôi thâm canh. Ảnh:

Đa số các mô hình nuôi các loài cá kể trên đều ứng dụng kỹ thuật nuôi thâm canh, sử dụng nguồn cá giống từ sản xuất nhân tạo, thả nuôi cá giống với mật độ cao (500.000 – 1.000.000 bột/1.000 m2 đối với cá rô đồng, 100 – 200 cá giống /m2 đối với cá lóc, 80-120 con/m2 đối với cá tra giống cỡ 30 con/kg…).

Nuôi cá theo mô hình thâm canh, sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên, bổ sung dinh dưỡng suốt vụ nuôi kéo dài từ 5 – 7 tháng tuỳ loại cá thả nuôi. Các loài cá nuôi theo mô hình thâm canh, thường phát triển nhanh, đồng đều, tỷ lệ sống cao, đạt năng suất, sản lượng thu hoạch lớn.

Do nuôi thâm canh, thả cá bột hoặc cá giống mật độ cao, nên lượng chất thải như phân cá, xác cá chết rất lớn. Do định lượng thức ăn không hợp lý, gây dư thừa, tích tụ nhiều chất hữu cơ nơi đáy ao.

Mặt khác, chất lơ lửng, phù sa, lợn cợn, lắng tụ dần qua thời gian nuôi, làm đáy ao hình thành khí độc nhanh chóng. Tảo độc như tảo lam, tảo mắt, tảo đỏ… phát triển mạnh trong ao nuôi nhất là khi dư thừa thức ăn, xác tảo tàn, lắng tụ xuống đáy, hình thành khí độc hại.

Lượng chất thải kể trên thải ra ngoài môi trường nước, đáy ao nuôi rất lớn, làm nguồn nước nuôi cá mau bị ô nhiễm. Đáy ao nuôi hình thành khí độc nhanh, sau khi triển khai vụ nuôi được 1 – 2 tháng, khí độc có xu hướng vượt ngưỡng chịu đựng của cá.

Nuôi cá thâm canhDo nuôi thâm canh, thả cá bột hoặc cá giống mật độ cao, nên lượng chất thải như phân cá, xác cá chết rất lớn. Ảnh: khuyennonghaiphong.gov.vn

Cùng với nguồn nước ao nuôi ô nhiễm, tảo tàn, khí độc tăng với hàm lượng cao dần, kết hợp thời tiết, khí hậu, biến động bất thường…cá giảm ăn, sức khoẻ cá nuôi suy giảm nhanh. Các loài địch hai như nấm, ký sinh trùng, xâm nhập vào ao nuôi. Địch hại gia tăng số lượng, tập trung tấn công cá nuôi. 

Khi nấm, ký sinh trùng, tấn công cá, gây ra các vết thương trên cơ thể cá, cá bị suy nhược sức khoẻ, hình thành các vết thương trên cơ thể, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công từ môi trường nước vào bên trong nội quan cá. Các vi khuẩn như Edwardsiella ictaluri, Aeromonas sp, Streptococcus…là đối tượng trực tiếp gây tử vong cho cá nuôi.

Biểu hiện thường thấy khi cá nuôi bị nấm, ký sinh trùng, hay vi khuẩn tấn công đó là da cá chuyển từ màu sáng sang tối sẫm, đen hoặc trắng nhạt, có hiện tượng xuất huyết dưới da, cơ thịt bưng mủ, ghẻ, hoại tử. Mang tưa rách, lá mang, tia mang, chuyển từ màu hồng đỏ sang hồng nhạt hoặc trắng, mang bị rách, tưa, cụt từng mảng. Vảy cá xù lên, bong ra từng mảng, xuất hiện vết thương ăn sâu vào cơ thể cá, nơi vảy tổn thương. Mắt cá lồi dần, chuyển từ trong sang đục, bưng mủ. Hậu môn sưng to, lồi ra ngoài, xuất huyết hậu môn. Bụng cá trương to, tiến hành giải phẩu nội quan cá, cho thấy nội tạng xuất huyết, nội quan viêm, tim, gan, tuỵ, bóng hơi, túi mật,… sưng tấy. 

Cá lóc bệnhCác bệnh thường gặp ở cá lóc do vi khuẩn, nấm gây ra,... Ảnh: traicagiong.com

Hơn nữa, thận cá chuyển từ màu đỏ sang nâu đen hoặc trắng nhạt. Ruột cá ít hoặc không có thức ăn, thành ruột viêm đỏ, xuất huyết. Nấm, ký sinh trùng, bám nhiều bên ngoài vảy, da, mang, vây, mắt…nhiều ký sinh trùng ký sinh bên trong nội tạng cá như gan, ruột, túi mật. Cá bơi lội, di chuyển khó khăn, hay tấp mé bờ, cá tụ tập nhiều nơi có nguồn nước từ bên ngoài chảy vào ao. Cá bơi lờ đờ trên mặt nước, cá búng, nhảy lên khỏi mặt nước, cá hay lao nhanh về phía trước, bơi lội vô hướng, xoay tròn, lắc mình. Cá lên đớp móng chậm, lâu lặn xuống. Cá nhả bong bóng lâu tan, do nhiều nhớt, dịch, trong miệng, trong đường tiêu hoá của cá không được làm sạch. Cá giảm hoặc bỏ ăn, cá chết số lượng tăng dần. Nguồn nước ô nhiễm, keo đặc, có nhiều bọt lâu tan nổi trên mặt nước, nước ao bốc mùi tanh, hôi thối.

Ký sinh trùng xâm nhập vào ao nuôi hay nấm hình thành trong ao nuôi bằng nhiều con đường khác nhau. Có thể kể đến các ký sinh trùng như trùng mỏ neo Lernaea, giáp xác chân chèo Ergasilids, rận cá Argulidae, trùng mặt trời Trichodina… 

Đối với ký sinh trùng, chúng luôn hiện hữu trong nguồn nước lấy vào ao, hoặc do việc cải tạo, xử lý ao, xử lý nước, trước khi nuôi cá không triệt để, mầm bệnh vụ nuôi trước còn tồn tại trong nước, đáy ao, bùn đáy…

Ký sinh trùng có từ nguồn cá bột, cá giống, không được tắm, ngâm, xử lý kỹ trước khi thả xuống ao nuôi. Do chim, cò, động vật khác, lây nhiễm từ nơi cá nhiễm ký sinh trùng sang ao cá khoẻ…

Đối với nấm, ngoài các nguyên nhân hình thành trong ao nuôi tương tự như ký sinh trùng, việc định lượng thức ăn không hợp lý gây dư thừa là điều kiện để nấm hình thành, phát triển trong ao. 

Mặt khác, do sử dụng hoá chất, tảo tàn, là môi trường tốt để nấm phát triển. Trong quá trình cá sinh sản, những trứng ung, hư, không được thụ tinh, nấm phát triển trên các trứng hư rất nhanh, lây lan sang trứng chưa nhiễm, lây cho cá con, cá giống…Nấm Leptolegnia, Aphanomyces, Saprolegnia, Alphanomyces InvadansAchlya, là các nấm dạng sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp, cấu tạo dạng sợi, nấm đa bào nhưng không có vách ngăn. Bào tử nấm có tiên mao, có thể vận động trong nước, nên khả năng lây lan bệnh rất cao.

NấmNấm Aphanomyces ivadans và Nấm Saprolegnia spp. Ảnh: Tép Bạc

Cá nuôi bị nấm, ký sinh trùng tấn công, rất khó điều trị dứt điểm, do liên quan nguồn nước và chất lượng nước kém, biến động thông số môi trường, kỹ thuật quản lý và chăm sóc cá chưa phù hợp, diễn biến thời tiết và khí hậu không thuận lợi. 

Khi cá bị nấm tấn công hay nhiễm ký sinh trùng, trong thời gian ngắn, khả năng miễn dịch cá suy giảm nhanh, sức khoẻ cá giảm sút trầm trọng. Việc điều trị thường kéo dài, hiệu quả điều trị phụ thuộc nhiều yếu tố liên quan kể trên, ngoài ra, thời gian phát hiện bệnh, phác đồ điều trị là những mấu chốt quan trọng, ảnh hưởng đến đến kết quả điều trị. 

Cần tuân thủ kỹ quy trình cải tạo, xử lý ao, nguồn nước, trước khi nuôi. Nước thay vào ao cần lắng, lọc, xử lý kỹ trước khi sử dụng. Khi phát hiện cá nuôi bị nấm, ký sinh trùng tấn công, người nuôi cần giảm 50% lượng thức ăn sử dụng trong ngày, hoặc ngưng cho cá ăn 1- 2 ngày, tiến hành thay 30 – 50% lượng nước ao. 

Nguồn nước thay vào ao nuôi, phải được xử lý kỹ bằng thuốc tím KMnO4, Iodine, hay BKC…trước khi sử dụng. Sau khi thay nước, dùng vôi nông nghiệp CaCO3, Sulphat đồng, Oxy già… xử lý nước ao nuôi. Trường hợp tỷ lệ cá nhiễm nấm nhiều, dùng Xanh methylene kết hợp Bronopol, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Khi cá nhiễm ký sinh trùng, dùng các thuốc trên sổ 1- 2 ngày, tuỳ thuộc sức khoẻ cá. Sau khi sổ ký sinh trùng ra ngoài môi trường, cần sử dụng các hoá chất như Iodine (I2), Trichlorocyanuric axít - TCCA (C3N3O3Cl3), Chloramine B C6H5SO2NClNa để diệt chúng. Trường hợp cá nuôi đã bị vi khuẩn tấn công vào nội quan, khi sử dụng kháng sinh, hộ nuôi cần được tư vấn từ các kỹ thuật viên, thực hiện kháng sinh đồ, xác định độ nhạy kháng sinh với vi khuẩn, nhằm điều trị cho kết quả cao hơn.

Đăng ngày 28/08/2023
Lý Vĩnh Phước @ly-vinh-phuoc
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 15:43 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 15:43 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 15:43 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 15:43 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 15:43 25/11/2024
Some text some message..