Kỳ tích săn được ổ vú nàng ngàn con ở biển Hoàng Sa

Sau khi đưa tàu đến vùng biển Hoàng Sa, neo lại rồi mang dây hơi lặn xuống để tìm bắt như thường lệ, ngư dân Giàu không tin vào mắt mình khi qua gương lặn là "ổ" hải sâm lớn nhỏ nằm đen kịt, bò lúc nhúc ngay mặt cát phía dưới, với số lượng ước cả ngàn con.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Vùng biển "thủ phủ" của hải sâm

Không như nhiều hải sản khác, loài hải sâm mà đặc biệt là loại vú nàng chỉ sống ở vùng đáy biển có cát trắng không có bùn, hay pha lẫn tạp chất khác, với độ sâu lên đến 40-50m so với mặt nước. Theo ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) thì vùng biển tìm thấy nhiều và được ví là "thủ phủ" của loài hải sản quý này là khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Dù hải sâm bắt được có giá bán tính bằng tiền triệu đồng/kg - một con số vô cùng hấp dẫn và cao hơn gấp nhiều chục lần so với việc đánh bắt các loại tôm, cá... thế nhưng số người hành nghề lặn bắt hải sâm không nhiều.

Theo lời giải thích của ngư dân Lý Sơn, lý do bởi vú nàng nói riêng và hải sâm nói chung sống rải rác, chứ hiếm bầy đàn. Cho nên đến thời điểm này cách khai thác hải sâm duy nhất đó là bằng hình thức lặn và bắt tay, chứ không thể dùng các loại lưới hay câu... Bên cạnh đó, số lượng hải sâm ngày càng ít nên thu nhập từ nghề đánh bắt hải sâm mặc dù vẫn có không ít trường hợp mang lại tiền tỉ đồng/chuyến thế nhưng nghề này bấp bênh và nguy hiểm hơn so với đi khai thác  tôm, cá.

Vậy nên dù nổi tiếng khắp cả nước với nghề lặn, thế nhưng hiện ở Lý Sơn số tàu chuyên đi khai thác hải sâm tính ra chưa hết bàn tay xòe, với số lượng ngư dân tham gia chừng 30-40 người.

Kỷ lục của những chuyến đi "săn" hải sâm

Với hơn 20 năm chuyên đi khai thác hải sâm, ngư dân Dương Văn Giàu (40 tuổi, ở thôn Đông, xã An Hải, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) là một trong số hiếm người kỳ cựu ở đây đánh bắt loại hải sản này. Đồng thời ngư dân Giàu còn là người đang nắm giữ kỷ lục về số lượng vú nàng bắt được nhiều nhất trong một chuyến ra khơi.


Một con vú nàng trắng "khủng", với trọng lượng hơn 2,5 kg mà ngư dân Lý Sơn đã bắt được

Nhắc lại chuyện cũ, ngư dân Giàu kể: Đó là chuyến đi tại Hoàng Sa vào khoảng tháng 11.2013.  Sau khi neo tàu rồi mang dây hơi lặn xuống để tìm bắt như thường lệ, khi lặn xuống chỉ còn cách đáy chỉ vài gang tay, qua gương lặn ngư dân Giàu không tin vào mắt mình khi nhìn thấy "ổ" vú nàng lửa lớn nhỏ nằm đen kịt, bò lúc nhúc ngay mặt cát.

"Trước đó và sau này cũng vậy, dù đã hành nghề nhiều chục năm nhưng điểm nhiều lắm thì cũng chỉ 10 hay vài chục con chứ chưa bao giờ nhìn thấy hải sâm nằm dày đặc trên một khu vực rộng như vậy", ngư dân Giàu nhớ lại. Và phải mất nhiều giờ cùng các thợ lặn đi cùng thay nhau xuống bắt, ngư dân Giàu mới "hốt" trọn ổ vú nàng lửa ước gần 1000 con, với trọng lượng từ 0,6-2 kg/con lên trên tàu.

"Dù lượng hải sâm của chuyến đi đó đã khai thác được gần 2 tấn các loại, thế nhưng vì thời điểm bấy giờ riêng giá vú nàng đã hạ chỉ còn khoảng 700.000 đồng/kg nên chỉ bán được khoảng 1,3 tỉ đồng", ngư dân Giàu nói về giá trị bán được của mẻ hải sâm "khủng" bắt được khi đó.

Ngoài ngư dân Giàu, vào khoảng năm 2010, cũng từ khai thác hải sâm sau một chuyến ra khơi, chủ tàu Lê Túc, ở cùng huyện Lý Sơn đã bắt được khoảng 1,3 tấn và bán trên 1,6 tỉ đồng. "Tuy số lượng hải sâm nói chung mà chủ tàu Túc đã khai thác ít hơn, nhưng do vào thời điểm 2010, giá vú nàng lên khoảng 1,6 triệu đồng/kg, hơn gấp đôi so với năm 2013 nên mới được như vậy", ngư dân Giàu giải thích.

Và đến thời điểm này đây cũng là 2 phiên biển đánh bắt và bán được hải sâm nhiều nhất ở Quảng Ngãi từ trước đến nay.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 28/11/2016
Công Xuân
Đánh bắt

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 13:59 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:59 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 13:59 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 13:59 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 13:59 14/01/2025
Some text some message..