Làm thế nào để giảm size tôm thẻ chân trắng?

Để nuôi tôm tăng nhanh kích thước, mau rút về size lớn, chất lượng con giống là tiêu chuẩn hàng đầu, quan trọng.

Tôm thẻ
Chất lượng con giống là yếu tố quan trọng trong nuôi tôm

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ cao, có đặc điểm chung là bà con thường ương tôm postlarvae trong bể ương, bể gièo khoảng 18 – 20 ngày. Mật độ thả ương nuôi dày 1.000 – 2.000 post/m3 nước. Giai đoạn nuôi tôm lứa, mật độ thả nuôi 500 – 700 con/m2. Giai đoạn nuôi tôm thịt, mật độ thả nuôi 200 – 400 con/m2.

Từ năm 2022 trở đi, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng 3 giai đoạn đã được phát triển thêm. Trong quá trình nuôi, bà con áp dụng chuyển ao liên tục, bình quân sau thời gian nuôi 20 – 25 ngày, chuyển ao/lần (nhiều giai đoạn).

Sau thời gian nuôi 90 – 120 ngày, tuỳ nhu cầu thị trường về size cỡ, bà con tiến hành thu tôm. Với tình hình thị trường, giá cả tôm thương phẩm những tháng cuối năm 2023, thu hoạch tôm size lớn, sẽ giúp bà con tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị hàng hoá, cải thiện đáng kể lợi nhuận, là kỹ thuật bà con cần quan tâm, áp dụng.

Tôm thẻGiá cả tôm thương phẩm những tháng cuối năm 2023, thu hoạch tôm size lớn sẽ giúp bà con tiết kiệm chi phí sản xuất

Để nuôi tôm tăng nhanh kích thước, mau rút về size lớn, chất lượng con giống là tiêu chuẩn hàng đầu, quan trọng. Con giống có nguồn gốc rõ ràng, tôm giống được sinh sản từ đàn tôm bố mẹ đủ tiêu chuẩn, tôm bố mẹ nhập khẩu, tôm mẹ sinh sản không quá 3 lần. Giống postlarvae được gia hoá, lai tạo, cho ra thế hệ F1 có sức đề kháng dịch bệnh cao, khả năng miễn dịch tốt, tăng trưởng vượt trội, tỷ lệ sống cao, tôm về size lớn khi nuôi đúng kỹ thuật. Giống ương nuôi theo quy trình sử dụng tảo có lợi, hạn chế sử dụng hoá chất, thuốc kháng sinh. 

Chất lượng môi trường ương, nuôi, tôm giống, tôm lứa, tôm thịt rất quan trọng, quyết định tỷ lệ sống bầy tôm, tăng trưởng, phát triển tốt hay xấu. Bà con chủ động điều chỉnh thộng số môi trường, chủ động san, chuyển ao, thay nước, siphon đáy ao, hồ nuôi, dùng thêm Yucca, Zeo, vi sinh… từng giai đoạn ương, nuôi.

Do nuôi mật độ cao, lượng thức ăn dư thừa, phân, vỏ, xác tôm chết, chất hữu cơ lắng tụ…Nền đáy ao, hồ nuôi, nguồn nước mau ô nhiễm. Khí độc như NH3, H2S, NO2…, hình thành, hàm lượng tăng dần theo thời gian nuôi. Thay nước, xi phông đáy ao, hồ nuôi, hỗ trợ thêm Yucca, Zeo, kết hợp sử dụng vi sinh suốt vụ nuôi. Chọn vi sinh các giống Bacillus kết hợp Nitrobacter, Nitrosomonas, Lactobacillus, EM, các men như Amylase, Cellulose, Proteace…

Ao tômBà con nên chủ động điều chỉnh thộng số môi trường, chủ động san, chuyển ao, thay nước,... cũng là một trong yếu tố quan trọng. Ảnh: Tép Bạc

Quá trình hình thành chất hữu cơ và tác động của chất hữu cơ đến lột xác, tạo vỏ mới, gia tăng kích thước tôm nuôi có mối quan hệ, ảnh hưởng đến viêc nuôi tôm tăng nhanh kích thước, mau rút về size lớn. 

Nói cách khác, khi chất hữu cơ hình thành từ phù sa, chất lợn cợn trong nước lắng tụ, xác tảo chết sau giai đoạn phát triển, gia tăng mật độ quá mức, tảo nở hoa (hoa nước), xác vỏ tôm lột, phân tôm, thức ăn dư thừa… Khi chất hữu cơ hình thành ôm hay bị mềm vỏ, lột xác dính vỏ, khó lột vỏ, chết rớt đáy, phát triển chậm…

Hàm lượng đạm trong thức ăn công nghiệp dành cho tôm thẻ chân trắng, ở mức 38%, đủ nhu cầu dinh dưỡng cho tôm. Tuy nhiên, do hiện nay, bà con nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình công nghệ cao, siêu thâm canh. Mật độ thả nuôi dày ≥ 200 con/m2, thời gian nuôi rút ngắn ≤ 120 ngày, mong muốn tôm đạt size lớn ≤ 20 - 30 con/kg. 

Để đạt được thông số trên, tháng nuôi đầu, bà con sử dụng hàm lượng đạm 38 – 40%, từ tháng nuôi thứ 2 đến thu hoạch, tăng dần hàm lượng đạm 42 – 45%. Phương pháp thúc đạm, tăng dần qua các tháng nuôi, tôm thẻ chân trắng nuôi mật độ dày vẫn phát triển, tăng trưởng tốt, rút size nhanh, đều cỡ, vỏ bóng đẹp, thịt săn chắc, nặng ký.

Tôm thẻĐể nuôi tôm tăng nhanh kích thước, mau rút về size lớn cũng nên bổ sung chế phẩm sinh học, men tiêu hoá đường ruột,...

Để nuôi tôm tăng nhanh kích thước, mau rút về size lớn, chế phẩm sinh học, men tiêu hoá hỗ trợ đường ruột, Beta glucan, chất hỗ trợ gan như Sorbitol, Methionin, Cholin, Inositol, tăng cường đề kháng thông qua bổ sung Premix, chất khoáng, acid hữu cơ… trộn chung thức ăn hoặc đánh trực tiếp xuống môi trường.

Bổ sung men tiêu hoá nhóm Bacillus, Lactobacillus, Saccharomyces. Bổ sung Probiotic, Prebiotic, Synbiotic, bổ xung các acid amine thiết yếu. Chủ động san, chuyển tôm sang ao nuôi mới, tạo môi trường mới hỗ trợ tôm tăng trưởng tốt. Kích thích tôm lột xác thông qua biện pháp thay nước mới, bón chế phẩm sinh học, Rotenone, thuốc tím…Hỗ trợ đầy đủ canxi, photpho, vitamin C sau khi tôm lột xác. Chọn khoáng hữu cơ Protein Chelates, tăng khả năng hấp thu khoáng của tôm trên 80%, tăng hiệu quả sử dụng khoáng, tiết kiệm chi phí sản xuất. Hạn chế sử dụng kháng sinh, hoá chất trong điều kiện tôm đang phát triển bình thường.

Để nuôi tôm tăng nhanh kích thước, mau rút về size lớn, mật độ nuôi từng giai đoạn và việc san, chuyển tôm, thu tỉa tôm, đóng vai trò quan trọng. Mật độ ương: 2.000 – 4.000 postlarvae/m3 (2 - 4 PL/lít nước hồ ương), thời gian ương 18 – 20 ngày. 

Giai đoạn nuôi tôm lứa, thời gian nuôi kéo dài 25 - 30 ngày. Mật độ thả nuôi: 500 - 700 con/m2. Giai đoạn nuôi tôm thương phẩm, thời gian nuôi kéo dài 25 - 30 ngày. Mật độ thả nuôi: 300 - 500 con/m2. Giai đoạn nuôi cuối, tiếp tục giản thưa mật độ nuôi xuống 150 - 100 con/m2, thời gian kéo dài 20 - 25 ngày. 

Áp dụng kỹ thuật nuôi tôm nhiều giai đoạn, san, chuyển nhiều lần, đảm bảo môi trường nước sạch, khí độc thấp, ít chất hữu cơ lắng tụ, tôm khoẻ mạnh, sức đề kháng cao. Nuôi tôm nhiều giai đoạn, kích thích tôm lột xác đồng loạt, tôm tăng trưởng nhanh, rút size nhanh. Khi tôm trong ao nuôi được 2 tháng, trọng lượng 50 – 55 con/kg, chọn thời điểm tôm khoẻ, ăn mạnh, vỏ cứng, môi trường nuôi ổn định…tiến hành thu tỉa tôm. 

Trước khi tỉa tôm, ngưng cho tôm ăn 1 cữ gần thời gian tỉa. Sản lượng tôm tỉa căn cứ vào giá tôm thương phẩm ngoài thị trường, mật độ tôm hiện tại trong ao, sức khoẻ tôm, tình trạng môi trường 10 – 15 ngày sau khi tỉa tôm lần đầu, có thể tiếp tục tỉa tôm đợt tiếp theo. Tuỳ theo mật độ tôm trong ao, có thể tỉa nhiều đợt. 

Trong quá trình tỉa tôm, hạn chế kéo lưới nhiều lần. Sau khi tỉa tôm, bà con tiến hành bổ sung vi sinh hỗ trợ đường ruột, vi sinh xử lý nước, nền đáy ao, khoáng, Premix, chống sốc, Yucca.

Trên đây, là tổng hợp một số phương pháp giúp bà con nuôi tôm tăng nhanh kích thước, trọng lượng của tôm thẻ trong mô hình nuôi tôm công nghệ cao. Hy vọng bà con áp dụng thành công và có một vụ mùa thuận lợi.

Đăng ngày 16/11/2023
Lý Vĩnh Phước @ly-vinh-phuoc
Kỹ thuật

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:58 29/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 11:44 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:04 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:53 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:31 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 06:31 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 06:31 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 06:31 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 06:31 01/12/2024
Some text some message..