Làng chế biến thủy sản “hấp hối”

Từ ngày xảy ra sự cố môi trường biển do Fosmosa Hà Tĩnh xả thải bẩn, không chỉ công việc đánh bắt trên biển bị ảnh hưởng nặng nề, các làng nghề chế biến hải sản của bà con ngư dân vùng biển Quảng Bình cũng “ngắc ngoải” theo...

che bien nuoc mam
Nhiều cơ sở chế biến nước mắm của ngư dân năm nay phải  sản xuất cầm chừng vì thiếu nguyên liệu. Ảnh: Phan Phương

Thiếu hụt nguồn nguyên liệu sạch

Quảng Bình có bờ biển dài 116km. Các làng biển ở địa phương này không chỉ có những đội tàu cá đánh bắt trên biển hùng hậu mà còn nổi tiếng với các sản phẩm hải sản chế biến như ruốc, nước mắm, cá khô, mực khô… Đặc biệt nghề làm nước mắm ở Quảng Bình là một trong những nghề thủ công có số lượng cơ sở sản xuất lớn nhất ở vùng biển, với 800 cơ sở lớn nhỏ, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động.

Sản lượng nước mắm sản xuất hàng năm tại các làng nghề đạt trên dưới 3 triệu lít và được tiêu thụ hết sạch vì nước mắm ở Quảng Bình nổi tiếng thơm ngon, có độ đạm cao… Thế nhưng,  từ ngày biển nhiễm độc, không chỉ các cơ sở sản xuất nước mắm mà các nghề chế biến hải sản khác ở Quảng Bình đều nằm trong  tình trạng  “ngắc ngoải”.

Theo nhiều chủ cơ sở chế biến hải sản ở các làng biển Quảng Bình, khó khăn nhất hiện nay đối với họ là thiếu hụt nguồn nguyên liệu sạch để chế biến. Chị Đào Thị Tám - chủ cơ sở sản xuất và chế biến nước mắm, cá khô Long Tám thuộc thôn Đông Dương, xã Bảo Ninh (Đồng Hới), cho biết, mặc dù đang vào giữa vụ mùa đánh cá nam (khoảng giữa tháng 6, tháng 7, tháng 8 dương lịch) là thời điểm thích hợp nhất để sản xuất các mặt hàng cá khô, ruốc, nước mắm các loại, nhưng năm nay, tổ hợp sản xuất của chị và nhiều cơ sở sản xuất khác chỉ sản xuất cầm chừng vì nguồn nguyên liệu khá khó khăn.

Các năm trước, bình quân tổ hợp sản xuất của chị chế biến khoảng trên 200 tấn cá khô/năm và khoảng 20-30 tấn cá tươi/năm, giải quyết việc làm cho gần 100 lao động ở địa phương. Năm nay, biển bị nhiễm độc, các tàu cá đánh bắt gần bờ không ra khơi được, nguồn nguyên liệu phải chờ tàu đánh bắt xa bờ về và phải được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy chứng nhận nguồn gốc thuỷ sản an toàn thì các chủ cơ sở mới dám thu mua. Trong khi đó, các tàu đánh bắt xa bờ hiện nay tập trung đánh bắt hải sản có giá trị kinh tế cao, còn các loại cá phục vụ chế biến cá khô, nước mắm... họ ít đánh bắt nên các cơ sở sản xuất, chế biến hải sản  đều thiếu nguồn nguyên liệu.

Cá vào bờ nhiều mà không dám bắt

Hiện ở Quảng Bình đang trong mùa khuyếc. Đây là con nguyên liệu để chế biến thành ruốc, một loại mắm nổi tiếng ở Quảng Bình. Mấy ngày qua, khuyếc dạt vào bờ các vùng biển Quảng Bình khá nhiều, ngư dân các xã Cảnh Dương, Quảng Xuân (Quảng Trạch); Hải Trạch, Đức Trạch, Nhân Trạch (Bố Trạch) bắt được hàng chục tấn nhưng họ bán không có ai mua và không dám bán vì vùng biển này và cả khuyếc bắt được không biết đã an toàn hay chưa...

Theo quan niệm của ngư dân Quảng Bình, năm nào khuyếc  dạt vào bờ nhiều cũng đồng nghĩa với việc năm đó sẽ được mùa cá, nhất là nục mộng, một loại cá làm nước mắm tuyệt vời, bởi lẽ khuyếc áp lộng đến đâu là cá nục, cá cơm, cá trích theo ruốc kiếm ăn đến đó. Thế nhưng năm nay, dù cá các loại cá đó dù có áp bờ thì ngư dân cũng không dám bắt... và ngành chế biến hải sản ở Quảng Bình cũng vị thế mà thiếu hụt nguồn nguyên liệu trầm trọng...

Phải nói rằng, các sản phẩm thủy sản chế biến của Quảng Bình trong thời gian qua đã  khẳng định được uy tín trên thị trường trước hết là nhờ nguồn nguyên liệu tươi ngon, sự đầu tư về kỹ thuật, tay nghề để nâng cao chất lượng sản phẩm của các cơ sở chế biến. Từ ngày xảy ra sự cố biển nhiễm độc do Formosa xả thải, thiếu hụt nguồn nguyên liệu để chế biến, nhiều chủ cơ sở chế biến hải sản ở Quảng Bình có thể phải ngừng sản xuất, nhưng họ quyết không dùng nguyên liệu “bẩn” để chế biến.

Chị Nguyễn Thu Hiền - chủ cơ sở chế biến nước mắm có tiếng ở xã Cảnh Dương (Quảng Trạch) cũng chia sẻ: “Muốn tồn tại, duy trì được thương hiệu và uy tín lâu dài của cơ sở chế biến, trước hết đòi hỏi chủ cơ sở phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm  cũng như kỹ thuật chế biến. Bởi người tiêu dùng càng ngày càng tinh ý trong việc lựa chọn thực phẩm, do đó, chúng tôi không dại gì “tham bát bỏ mâm”. Người tham gia nghề phải cẩn thận lựa chọn nguyên liệu đầu vào bảo đảm chất lượng, có như vậy việc tiêu thụ sản phẩm mới đạt hiệu quả cao”.

Chất lượng mẫu khuyếc biển an toàn

Tin từ UBND huyện Quảng Trạch, địa phương vừa nhận được kết quả phân tích mẫu khuyếc biển từ Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản. Theo đó, mẫu khuyếc được lấy ven biển xã Quảng Hưng từ ngày 26.7 được gửi đi Trung tâm Chất lượng nông thủy sản vùng 2 (tại Đà Nẵng) phân tích đều đạt yêu cầu các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm theo QCVN:/B:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm). Kết quả phân tích cho thấy, dư lượng kim loại nặng cadimi là 19,32µg/kg; chì 74,13µg/kg, trong khi đó mức nhiễm trong giới hạn cho phép (cadimi 500µg/kg và chì 500µg/kg). Kết quả phân tích sẽ được thông báo rộng rãi để người dân an tâm trong hoạt động khai thác, chế biến và tiêu thụ hải sản.  

Báo Dân Việt, 09/08/2016
Đăng ngày 10/08/2016
Phan Phương
Chế biến

Ra chợ nên chọn “tôm thẳng” hay “tôm cong”?

Khi đi chợ mua tôm, điều đầu tiên đập vào mắt chính là hình dáng của những con tôm: tôm thẳng hay tôm cong. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng sự khác biệt giữa hai dáng tôm này không chỉ đơn thuần là hình thái, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng.

Tôm thẻ
• 09:41 07/02/2025

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 05:07 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 05:07 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 05:07 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 05:07 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 05:07 17/02/2025
Some text some message..