Lênh đênh lưới thúng mưu sinh

Chỉ quanh quẩn gần bờ, chiếc thuyền thúng và vài ba tay lưới là phương tiện mưu sinh của ngư dân làng biển. Trải qua hàng trăm năm, nghề lưới thúng ở Quảng Ngãi vẫn được duy trì cho đến hôm nay.

đánh bắt cá
Vợ chồng ông Đỗ Văn Hồng gỡ cá sau chuyến biển đêm. Ảnh Đỗ Quyên

“Đi đêm” kiếm cá

Trời chưa sáng hẳn, trong cái buốt lạnh của thời tiết, vợ chồng ông Đỗ Văn Hồng (thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn) đã tất bật gỡ cá, tôm đang dính vào tấm lưới, kịp bán cho phiên chợ. Để có được chừng chục ký hải sản, ông Hồng phải giong thúng đi đánh bắt từ lúc đồng hồ vừa chuyển sang ngày mới.

Vừa làm ông Hồng vừa giải thích: “Nghề lưới thúng này nó là cái nghề thức khuya, dậy sớm. Có người cho thúng ra khơi từ buổi chiều, có người ra khơi vào lúc 1 - 2 giờ sáng. Đánh bắt trong đêm, sáng ra thúng nào không đánh bắt được cá cũng về bờ, đêm sau đi tiếp”.

Mùa này, ông Hồng chỉ cần điều khiển thúng ra cách bờ chừng 1 - 2 hải lý, có khi khoảng 500 - 1.000m là thả lưới, “dàn trận” theo chiều dài con sóng đã thu được cá, tôm. “Sóng càng đánh lớn khi ập vào bờ thì nơi đó càng có nhiều cá. Thường thì tui bỏ theo vài viên đá ven bờ ném xung quanh nơi đã thả lưới. Cá nghe tiếng động thì lại càng bám dày vào tấm lưới”, ông Hồng bật mí.

Nghề lưới thúng cũng lắm hiểm nguy, có khi trả giá bằng cả tính mạng. Mùa biển động, đầy sóng gió, nguy hiểm chực chờ nhưng cá tôm nhiều hơn. Do đó, vào mùa này, ông Hồng thường nương vào các gành đá, bãi rạn khuất gió để thả lưới.  “Nghề biển phải mưu sinh vất vả mới có ăn. Mỗi lần ra biển, sống - chết ngang nhau, trời không thương thì lấy mạng hồi nào chẳng được”, ông Hồng cười nhẹ.

đánh bắt cá
Thành quả sau một chuyến đi lưới thúng. Ảnh Đỗ Quyên

Không đánh bắt ngoài lộng, ngoài biển xa, nghề lưới thúng quanh quẩn gần bờ, sử dụng phương tiện khá thô sơ, chỉ gồm chiếc thuyền thúng và vài ba tay lưới. Mỗi đợt đi thúng về, ngoài cá hố, cá liệt, cá đối... còn có cả ghẹ, tôm. Không mang lại nguồn thu nhập cao, nhưng mỗi đêm đánh bắt chừng vài tiếng đồng hồ, thu về vài trăm nghìn, có khi triệu bạc cũng đủ để gia đình ông trang trải.

Mưu sinh gần bờ

Nghề lưới thúng còn có tên gọi khác là nghề lưới cước. Đây là nghề khá phổ biến ở các địa phương ven biển của Quảng Ngãi. Riêng tại huyện Bình Sơn có khoảng 900 hộ ngư dân mưu sinh bằng nghề này, tập trung ở các xã Bình Hải, Bình Thuận, Bình Đông, Bình Thạnh, Bình Trị.

đánh bắt cá
Ngư dân ven biển mưu sinh bằng nghề lưới thúng. Ảnh Đỗ Quyên

Thường mỗi thúng chỉ có 1 - 2 người. Phần lớn ngư dân hành nghề lưới thúng ra khơi chỉ một chuyến trong ngày, vào lúc trời còn tối đen đến khoảng 7, 8 giờ sáng là về. Ai “lỳ đòn” mới đi chuyến thứ 2 vào khoảng 5 giờ chiều đến 8, 9 giờ tối. Theo kinh nghiệm, ngày trời gió, cá tôm thường nhiều hơn. Khi ấy, ngư dân cũng ra khơi 2 chuyến trong ngày.

“Mấy năm trước đi biển dễ kiếm tiền, biển nhiều cá lắm, chỉ cần ra khơi bủa lưới là có cá, ít khi kéo lưới không. Bây giờ muốn đánh được nhiều cá phải đi xa hơn, chứ biển gần bờ đã cạn kiệt. Có lần ra xa, bị giã cào kéo rách hết lưới, làm cả tháng trời cũng không đủ, trả tiền công vá lưới. Đó là chưa kể đến chuyện ra khơi lúc trời động, nguy hiểm luôn rình rập”, ông Huỳnh Văn Chương (48 tuổi, thôn Vĩnh Trà, xã Bình Thạnh) cho biết.

đánh bắt cá
Ngư dân chuẩn bị cho một chuyến đi lưới thúng. Ảnh Đỗ Quyên

Ông Dương Văn Minh (54 tuổi, thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải) cũng đã có vài chục năm gắn bó với nghề lưới thúng, bám biển mưu sinh. “Trước kia người dân làng chài đi đánh bắt gần bờ trên chiếc thuyền nan, đan bằng tre, trét dầu rái, sau này mới chuyển sang đánh cá bằng thuyền thúng gắn mái chèo. Thuyền thúng tròn, dễ xoay xở, luồn lách di chuyển vào các bãi rạn, gành đá để săn tôm, cá”, ông Minh kể.

Theo ông Minh, mấy năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ, thuyền thúng của ngư dân làng chài được “hiện đại hóa”, gắn máy nổ từ 6 đến 8 mã lực để di chuyển nhanh hơn.

Lưới cước sử dụng trong nghề này cũng có sự thay đổi. Trước đây, hầu hết ngư dân sử dụng lưới cước mắt nhỏ, còn bây giờ, họ chuyển sang sử dụng lưới cước mắt lớn hơn. Dù không bắt được nhiều cá tôm như lưới mắt nhỏ, nhưng bù lại bắt được cá lớn, vừa có thu nhập cao, vừa không khai thác tận diệt. Từ đó nuôi dưỡng được nguồn lợi thủy sản để tạo sinh kế lâu dài.

đánh bắt cá
Gỡ cá ra khỏi mắt lưới. Ảnh Đỗ Quyên

Gắn bó với biển quá lâu, tiếng sóng vỗ bờ, mùi gió biển mặn mặn dường đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của ông Minh. “Chỉ cần được mỗi ngày thức dậy thấy biển, đến giờ thì ra khơi, khi về ngồi bên hiên nhà nghe tiếng sóng vỗ là lòng thấy ấm áp rồi”, ông Minh dõi mắt ra biển, nói nhẹ tênh.

Kinh tế đô thị
Đăng ngày 01/03/2022
Đỗ Quyên
Đánh bắt

Tiềm năng của Astaxanthin trong kháng bệnh do Vibrio

Tiềm năng của astaxanthin khi hoạt động như một chất bảo vệ chống lại stress oxy hóa, giúp tăng đề kháng bệnh do Vibrio gây ra trên cá chẽm.

Astaxanthin
• 11:50 11/08/2021

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae - Triển vọng phòng bệnh cao

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae mang đến triển vọng phòng bệnh cao trên cá chẽm.

cá chẽm
• 18:27 22/07/2021

Liều lượng dùng rong nâu để kích thích miễn dịch cá chẽm

Rong nâu Sargassum polycystum mang đến tiềm năng kích thích miễn dịch trong nuôi cá chẽm.

cá chẽm
• 09:02 29/12/2020

Bài học Malaysia: Đừng để phải “gồng mình” chống kim loại nặng!

Nhiễm độc kim loại nặng trong sản phẩm thủy sản là mối nguy lớn. Tuy chưa chắc nồng độ cao đã có khả năng gây hại, nhưng kim loại nặng vẫn làm người tiêu dùng dè dặt hơn với thủy sản.

Cá chẽm.
• 10:46 15/10/2020

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 09:00 14/06/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 5/2025 tăng mạnh so với cùng kỳ

Trước yêu cầu phát triển bền vững ngành thủy sản, tỉnh Bình Định đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về quản lý giống, thức ăn, môi trường và phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng; đồng thời đẩy mạnh các mô hình nuôi tôm công nghệ cao và tăng cường khai thác thủy sản gắn với bảo vệ nguồn lợi biển.

Cá ngừ
• 11:06 11/06/2025

Một số ứng dụng công nghệ trong quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản

sản Việc ứng dụng công nghệ trong quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản là một xu hướng quan trọng giúp đảm bảo khai thác bền vững, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tuân thủ các quy định quốc tế. Dưới đây là một số công nghệ tiêu biểu đang được triển khai.

Công nghệ trong khai thác thủy sản
• 11:00 13/05/2025

Cảng cá Trần Đề quản chặt nguồn gốc thủy sản, hướng tới gỡ 'thẻ vàng'

Cảng cá Trần Đề tại tỉnh Sóc Trăng từ lâu đã là một trong những cảng cá trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây không chỉ là điểm trung chuyển quan trọng cho các hoạt động khai thác mà còn đóng vai trò lớn trong chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu. Việc quản lý chặt chẽ nguồn gốc thủy sản tại đây không chỉ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ thị trường quốc tế, đặc biệt là châu Âu.

Cảng cá Trần Đề
• 09:40 09/05/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 04:01 16/06/2025

Khuyến khích thay thế thịt đỏ bằng cá trong khẩu phần ăn

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và lối sống lành mạnh, xu hướng điều chỉnh khẩu phần ăn theo hướng giảm thịt đỏ và tăng tiêu thụ cá đang ngày càng phổ biến. Không chỉ là sự thay đổi mang tính cá nhân, mà đây còn là một hướng đi được nhiều chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế toàn cầu khuyến khích nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm áp lực lên môi trường.

Ăn cá
• 04:01 16/06/2025

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 04:01 16/06/2025

Báo cáo xu hướng môi trường và sức khỏe tôm

Theo báo cáo định kỳ từ Farmext LAB (Từ ngày 08/06 – 13/06/2025) mang đến những tín hiệu tích cực khi tình hình dịch bệnh đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các chỉ số về vi khuẩn trong gan và ruột tôm vẫn ở mức báo động, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ người nuôi.

Nuôi trồng thủy sản
• 04:01 16/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 04:01 16/06/2025
Some text some message..