Lo ngại về chất ô nhiễm hóa học trong rong biển

Một nghiên cứu mới được công bố bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Western Washington (WWU) cho thấy có 162 chất ô nhiễm hóa học tồn tại trong 3 loài rong biển ăn được (bullwhip kelp, bladderwrack, và spiral bladderwrack), thường tập trung ở biển Salish.

Rong biển có nguy cơ nhiễm chất hóa học
Rong biển có nguy cơ nhiễm chất hóa học

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hầu hết các chất gây ô nhiễm này có nồng độ độc hại quá thấp để có thể gây hại đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, một số chất độc hại khác như arsenic, cadmium, thủy ngân, PCBs, chì và benzo[a]pyrene được tìm thấy với nồng độ đủ cao mà các chuyên gia nghiên cứu khuyến cáo mọi người nên hạn chế ăn vào ít hơn các chất thông thường 5gram rong biển khô mỗi ngày nếu rong biển được thu hoạch tại những vùng có nguy cơ ô nhiễm hóa học cao hơn.


Rong biển Bladderwrack. Ảnh: draxe.com

Trong số 162 chất gây ô nhiễm được tìm thấy trong các mẫu thí nghiệm, chất khiến các nhà nghiên cứu lo lắng nhất là polychlorinated biphenyls hay còn gọi là PCB. Chất này đã bị cấm sử dụng tại Hoa Kỳ từ năm 1971, đây là hợp chất cực kỳ bền và thường được sử dụng trong máy biến áp điện hoặc làm chất chống cháy. PCB là một trong trững tác nhân gây ung thư “tích tụ sinh học” trong cơ thể những sinh vật ăn phải chúng, sinh vật càng lớn và sống càng lâu hơn độ bền của PCB thì càng có nhiều cơ hội cho PCB tích tụ trong cơ thể và gây hại cho sinh vật. Dù sinh vật đó là cá, rong biển hay động vật có vỏ thì khi con người ăn vào sẽ dẫn đến tình trạng PCB tích lũy sinh học trong cơ thể. Nếu tiếp xúc nhiều với PCB có thể gây ung thư, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển và thậm chí gây hại cho gan.

Các nhà nghiên cứu lấy mẫu ở 43 địa điểm và một số rong biển bị ô nhiễm nặng nhất được tìm thấy ở các địa điểm có công nghiệp hóa cao như cảng Victoria ở BC và Waterman Point gần Bremerton và Smith Cove gần bến du thuyền Seattle.

Nhà nghiên cứu WWU Jennifer Hahn thu thập mẫu rong biển bằng thuyền kayak.  Ảnh: thefishsite.com

Jennifer Hahn – tác giả chính của báo cáo nghiên cứu này cho biết nghiên cứu được triển khai cùng với các thành viên khác và họ đặt ra câu hỏi liệu rằng tảo biển đang được thu hoạch có đủ an toàn để ăn hay không?

Hahn cho biết trong một thông cáo báo chí: “Đây là những món ăn truyền thống của nhiều người dân Coast Salish. Nhưng với mức độ công nghiệp hóa cao của nhiều vùng biển Salish, họ đã bắt đầu lo ngại về mức độ ô nhiễm hóa học của các loài thực phẩm mà bấy lâu nay họ đã thu hoạch theo phương pháp truyền thống. Đây cũng là lý do khiến tôi bắt tay vào thực hiện nghiên cứu trong hơn 6 năm để có thể hoàn thành với các mẫu thí nghiệm lấy từ sông Campbell, BC và thậm chí là tận đỉnh Olympia ở phía Nam”.

Đồng tác giả nghiên cứu – Ruth Sofield cho biết nghiên cứu này đã góp phần quan trọng những hiểu biết về thực phẩm tại địa phương. Bà nói: “Nghiên cứu này là một sự nỗ lực đột phá, vì có rất ít nghiên cứu thực hiện lấy mẫu thí nghiệm xuyên biên giới như thế này, và có rất ít thông tin về sự ô nhiễm rong biển ở biển Salish”.

Các tác giả của nghiên cứu cảnh báo rằng mặc dù nồng độ chất gây ô nhiễm có thể đủ cao để gây ra nguy cơ đối với sức khỏe con người, nhưng rủi ro này cần phải cân bằng với lợi ích dinh dưỡng từ việc sử dụng tảo biển, ít chất béo và có thể giàu chất xơ, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Cần khai thác, thu hoạch rong biển một cách an toàn và bảo đảm hạn chế độc hại ở mức tối đa và tiêu thụ phù hợp theo khuyến cáo.

Đăng ngày 27/10/2022
Nhã Hương @nha-huong
Khoa học

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Artemia franciscana có thể được dùng để sản xuất axit béo thiết yếu?

Artemia, đặc biệt là giai đoạn đầu vòng đời của chúng (nauplii), được cho là con mồi sống được sử dụng phổ biến nhất trong nuôi ấu trùng hải sản do tiết kiệm chi phí, dễ xử lý và có nhiều giá trị.

Artemia franciscana
• 17:19 07/12/2023

Dầu đinh hương chống lại nhiễm trùng ở cá rô phi

Một nghiên cứu gần đây chỉ rõ vai trò hữu ích của dầu đinh hương được sử dụng như chất kích thích miễn dịch cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Dầu đinh hương
• 17:16 06/12/2023

Tác dụng của các probiotic chức năng trong phòng trị bệnh đốm trắng

Vì tôm thiếu hệ thống miễn dịch đáp ứng nên loài này buộc phải dựa hoàn toàn vào hệ thống miễn dịch bẩm sinh để bảo vệ chúng, bao gồm phản ứng tế bào và thể dịch nhằm tích cực tìm kiếm và tiêu diệt bất kỳ chất lạ nào có thể đe dọa vật chủ.

Probiotic
• 11:37 04/12/2023

PHMB chống lại bệnh trong suốt trên tôm giống

Kể từ tháng 10 năm 2019, dịch bệnh hậu ấu trùng Penaeus có tỷ lệ chết cao trên tôm thẻ chân trắng đã bắt đầu xuất hiện ở một số trại giống tại địa phương ở Tỉnh Quảng Đông và tỉnh Phúc Kiến ở Trung Quốc, chủ yếu ảnh hưởng hậu ấu trùng 6–12 ngày tuổi (PL6 ~ 12), có báo cáo trên hậu ấu trùng giai đoạn PL4-PL7 của tôm thẻ chân trắng.

Tôm giống
• 09:00 29/11/2023

Ứng dụng của đồng hữu cơ trong nuôi tôm

Đồng hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Việc bổ sung đồng hữu cơ trong khẩu phần ăn tác động ở cấp độ tế bào vật nuôi. Hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa đồng hữu cơ cũng như các lợi ích của chúng trong nuôi tôm nhé!.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:18 08/12/2023

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường chỉ trong 1 giây

Mật rỉ đường và mật mía đều là sản phẩm được làm từ cây mía. Tuy có nhiều điểm tương đồng về màu sắc, nhưng nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai loại này. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa mật mía và mật rỉ đường, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này của Tép Bạc.

Mật rỉ đường
• 23:18 08/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 23:18 08/12/2023

Mối nguy hiểm tiềm ẩn từ đuôi cá đuối

Trong trường hợp cảm nhận được sự nguy hiểm, đe dọa từ con người, một số loài cá đuối thường tự vệ bằng cách tấn công con người bằng nọc độc từ chiếc đuôi của chúng.

Cá đuối
• 23:18 08/12/2023

Thêm giải pháp bền vững từ Grobest giúp người nuôi tôm về đích thành công

Trong thời gian hiện nay, ngành tôm Việt đang dịch chuyển theo xu hướng phát triển bền vững. Theo đó, việc áp dụng công nghệ và giải pháp mới trong quy trình nuôi được xem là yếu tố tiên quyết cho một mùa tôm về đích thành công, cũng như là sự chuẩn bị cho các vụ mùa sau.

Tôm thẻ
• 23:18 08/12/2023