Loài ếch nghe bằng miệng

Một loài ếch nhỏ ở châu Phi có thể sử dụng khoang miệng để tiếp nhận âm thanh, trong khi các con ếch thường được cho là không có khả năng nghe vì không có tai giữa và màng nhĩ.

ech nghe bang mieng
Loài ếch Gardiner trên đảo Seychelles. Ảnh: CNRS

Những loài động vật lưỡng cư như ếch thường được coi là không có khả năng nghe, chúng không có tai giữa hoặc màng nhĩ để tiếp nhận sóng âm thanh. Nhưng điều kỳ lạ là chúng vẫn có thể tạo ra tiếng ộp oạp và nghe thấy tiếng kêu vọng lại từ đồng loại.

Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã sử dụng tia X để quan sát bên trong đầu những con ếch Gardiner ở Cộng hòa Seychelles, và phát hiện ra chúng dùng khoang miệng để khuếch đại âm thanh được truyền vào tai trong thông qua các mô liên kết.

Hầu hết các loài động vật bốn chân có tai giữa nhỏ, xương nhỏ. Chúng thu nhận những rung động từ màng nhĩ và truyền âm thanh từ không khí vào ốc tai chứa dịch lỏng. "Tuy nhiên, có những con ếch biết kêu ộp oạp như những con ếch khác lại không có tai giữa. Điều này có vẻ mâu thuẫn", Renaud Boistel, trưởng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp tại Paris, nói.

Theo Livescience, để chứng minh loài ếch Gardiner sử dụng âm thanh để liên lạc, các nhà khoa học đã đặt những chiếc loa trong những khu rừng tự nhiên ở Seychelles và bật một số đoạn ghi âm tiếng ếch kêu. Kết quả là những con ếch đực đã ngay lập tức đáp lại những tiếng kêu được ghi sẵn. Điều đó chứng tỏ rằng chúng có nghe thấy âm thanh trong  đoạn ghi âm.

Bằng cách nghiên cứu hình ảnh trên tia X và các mô phỏng số, những nhà nghiên cứu phát hiện ra những con ếch Gardiner tiếp nhận âm thanh qua đầu. Miệng của chúng khuếch đại tần số và âm thanh được truyền qua xương và các mô trong hộp sọ vào tai trong.

"Sự kết hợp giữa khoang miệng và sự truyền dẫn qua xương cho phép loài ếch Gardiner nghe hiệu quả mà không cần sử dụng đến tai giữa. Điều này cho thấy cơ chế thích ứng thính giác là kết quả của quá trình tiến hóa", Boistel cho hay.

Theo Vnexpress
Đăng ngày 03/09/2013
thu nga

Enrofloxacin có hại hay lợi khi sử dụng trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành công nghiệp quan trọng đối với nhiều nông dân Việt Nam, góp phần không nhỏ vào nền kinh tế nông nghiệp của đất nước. Trong quá trình nuôi tôm, việc sử dụng kháng sinh để phòng và điều trị bệnh là điều không thể tránh khỏi.

Kháng sinh
• 10:37 20/06/2024

Phụ gia thức ăn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cá heo sọc

Colossoma macropomum – Wikipedia tiếng ViệtPhụ gia thức ăn dinh dưỡng làm giảm tác động bất lợi của stress vận chuyển trong hệ thống miễn dịch của cá heo sọc (Colossoma macropomum)

Cá heo sọc
• 13:53 19/06/2024

Thực khuẩn thể kiểm soát lây nhiễm Aeromonas Hydrophila trên cá

Thể thực khuẩn ngày càng được sử dụng làm tác nhân kiểm soát sinh học chống lại vi khuẩn gây bệnh. Một báo cáo phân lập được thực khuẩn thể Akh-2 từ đảo Geoje, Hàn Quốc kiểm soát bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn Aeromonas hydrophila.

Cá
• 11:03 17/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Kháng bệnh và miễn dịch

Hỗn hợp prebiotic, sự kết hợp β-glucan và MOS đã được báo cáo rộng rãi trong nhiều nghiên cứu rằng nó có thể làm tăng khả năng kháng bệnh của nhiều loại động vật thủy sản.

Cá nuôi
• 10:56 14/06/2024

Bình Định: Một cá thể rùa biển đẻ hơn 400 trứng tại làng chài Nhơn Hải

Vào 0h10 phút ngày 26.6 cá thể rùa biển Vích dài 0.94 m, ngang 0.86 m, nặng hơn 90 kg đã được bấm thẻ với số hiệu VN 1078 trước đó, quay lại bãi biển trước khu dân cư làng chài Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định ) đẻ ổ trứng thứ 4 với khoảng 100 trứng.

Rùa đẻ trứng
• 15:57 26/06/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 15:57 26/06/2024

Sử dụng Yucca để phân hủy mùn bã

Yucca là một loại cây có chứa saponin, một hoạt chất có khả năng phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm khí độc và cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản.

Cây Yucca
• 15:57 26/06/2024

Rối loạn cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu

Để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu, người nuôi tôm phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề mất cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về khái niệm này, những ảnh hưởng mà nó gây ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo sự phát triển bền vững của đàn tôm.

Tôm thẻ
• 15:57 26/06/2024

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:57 26/06/2024
Some text some message..