Lời của lá Quốc kỳ, cùng ngư dân bám biển!

Xin chào, tôi là lá Quốc kỳ Việt Nam!

Cờ tổ quốc trên biển
Theo tàu ngư dân, màu Tổ Quốc luôn chấp chới bay giữa biển trời Việt Nam.

Không giống như nhiều người anh em đang tung bay trên mọi miền Tổ Quốc, ngày đêm canh giữ biên thùy, khẳng định chủ quyền dân tộc hay nuôi dạy lòng tự hào cho con cháu Việt Nam. Tôi là một lá Quốc kỳ đã tưa rách, tưa rách vì gió và nắng của biển khơi, và giờ tôi đang gọn gàng trong ngăn tủ của chủ, một người phụ nữ nghề cá với tình yêu biển Việt Nam!

Tôi có một thời oanh liệt, cũng có thể gọi là lúc còn trẻ, hay thời xuân sắc. Thời ấy, tôi được trang trọng treo lên nơi cao nhất của con thuyền. Từ tầm vóc ấy tôi có thể ngắm nhìn ngút ngàn đầu sóng, phe phẩy với gió rít mặn, trải mình trong nắng tươi trong, rồi vẫy chào cùng những người bạn khác - những người bạn Quốc kỳ như tôi - họ cũng đang tung bay trên con tàu đánh bắt.

Chúng tôi là sợi dây kết đoàn của người ngư dân

Dẫu có rất nhiều bộn bề và vất vả trong nghề cá ở những ngư trường xa, nhưng bà chủ chẳng khi nào quên mang theo tôi. Bà luôn dành cho tôi một vị trí quan trọng trong trí nhớ của mình, và cao nhất trên con tàu đánh bắt. Những người bạn Quốc kỳ khác cũng như thế, không một ngư dân nào vươn khơi mà không treo cờ Tổ quốc, dù là đánh bắt bằng thuyền thúng hay tàu công suất lớn, họ vẫn đinh ninh một lá cờ phấp phới trên nóc tàu. 

Ở vùng trời - vùng biển này, chúng tôi được xem là mạch kết đoàn của những người ngư dân. Xa xa nơi ngư trường, không lẫn vào đâu được, sắc đỏ tươi và ngôi sao vàng năm cánh, luôn làm cho người ta cảm thấy thân quen và an tâm đến lạ. Nhìn vào chúng tôi, người ngư dân biết rằng họ luôn có những người bạn tàu sẵn sàng giúp đỡ nếu chẳng may hoạn nạn, hay lắm khi chỉ là an tâm rằng vùng trời vùng biển là của chúng ta để tay này ung dung mà kéo lưới.


Ngư dân kéo lưới mùa cá cơm, đâu đó trong niềm hăng say lao động vẫn chấp chời hình ảnh lá Quốc kỳ, trong màu biển biếc. Ảnh Huỳnh Phương

Hơn nữa đời người lênh đênh trên tàu cá, bà chủ tôi đã có chục mùa đón Tết giữa trùng khơi. Cứ chuẩn bị tất niên xong cho gia đình là bà lại sửa soạn đi biển. Tôi cũng được dịp một lần hiện diện trong tất niên năm ngoái. Một lần và thật khó quên. Cứ ngỡ nơi bao la này, bà chỉ cùng những bạn thuyền khấn vái vài câu rồi xơi trà bánh để sẵn lòng bám biển. Nhưng, càng về đến độ đêm giữa trời nước, thuyền cá lại càng tấp nập và sát gần nhau. Đâu xa xa có những thuyền bạn cũng quần tụ, chia nhau chút tình trong tết. Người ta nhìn nhau rôm rả và xôn xao. Chúng tôi nhìn nhau lộng gió. Tôi chợt biết rằng, họ là những người ngư dân từ nhiều tỉnh khác, có khi lại chẳng gặp nhau bao giờ, nhưng sẵn lòng sát lại gần nhau, kết đoàn giữa biển khơi vì họ có chung một lá Quốc kỳ và họ là ngư dân miền biển Việt. Chúng tôi, những lá cờ đỏ sao vàng, đã trở thành Tổ quốc, đùm bọc nhau ngay giữa trùng khơi.

Tôi là một cột mốc chủ quyền di động

Đúng vậy, ngư trường nào cờ Tổ quốc chấp bay, ngư trường ấy càng khẳng định rằng đây là biển trời nước Việt. Với người ngư dân, chúng tôi không chỉ đơn thuần là một lá Quốc kỳ, mà còn hơn thế, với họ chúng tôi là phần của Tổ quốc, phần của chủ quyền biển đảo quê hương. Mỗi con tàu mang lá Quốc kỳ ra khơi, như một cột mốc chủ quyền dân tộc, nơi họ neo khơi đánh bắt, cũng chính là Nhà, là đất mẹ thân thương. Đầu tàu, chúng tôi bay phấp phới, lòng thuyền chở nặng cá tươi.

Ra khơi những ngày gió lộng, thuyền bà chủ tôi lúc nào cũng chuẩn bị sẵn 2 lá cờ, như một thói quen. Và nhiều người ngư dân cũng vậy. Ở miền biển người ta ý thức rất rõ về sự thiêng liêng của 2 từ “Tổ Quốc”, với họ đó là sinh kế, là an toàn, là tình yêu dành cho biển lớn. Gió to ngoài ngư trường có thể làm chúng tôi tưa rách bất cứ khi nào, cần phải thay lá cờ khác, “không thể để cờ Tổ quốc đã tưa rách như thế được!” bà chủ tôi đôn đốc các bạn thuyền, “tàu Việt Nam, ở biển Việt Nam, phải treo cờ Việt Nam, mà cờ Việt Nam thì phải vẹn nguyên như dân tộc!”.


Cứ thế, bằng tình yêu nghề, yêu biển Việt Nam, mà cờ nối cờ chấp chới cùng đoàn tàu đánh bắt ra khơi. Ảnh Trương Tâm Thư

Ở nơi này, chúng tôi đã không ít lần chứng kiến những vụ đắm tàu do tranh giành vùng đánh bắt của các tàu Trung Quốc. Người ngư dân Việt Nam ra khơi ngoài những nguy nan của biển cả, họ còn phải đối diện với những âm mưu thù địch từ bên ngoài. Biển Việt Nam, luôn là miếng bánh ngon trong mắt nhiều nước làng giềng, ý thức rõ điều đó, những bà con ra khơi các ngư trường xa như Trường Sa, Hoàng Sa luôn đinh ninh dặn lòng kiên cường bám biển, cờ bay ở đâu Tổ quốc mình vẫn vẹn nguyên ở đấy! Và hơn những khi nào, đấy là lúc mà tôi cảm nhận được lòng yêu nước của người ngư dân bừng dậy, cuộn dòng hơn sóng biển Đông, họ dạt dào tình yêu với biển, với quê hương và với lá cờ Tổ quốc.

Đất liền với những lá cờ gửi biển

Chúng tôi luôn được thay thế hằng ngày để cùng ngư dân đánh bắt. Ở đất liền các bạn sẽ khó có thể biết được rằng gió biển Đông mạnh đến thế nào? Chúng quật vào tôi, tưa rách. Lá cờ Tổ quốc là thứ không thể tách rời với tàu cá Việt, là phần không thể gạn lọc khỏi biển Việt Nam.


Ký kết đồng hành của Viettinbank cùng chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”

Nhiều năm trở lại đây, tôi thật sự rất vui mừng và yêu thương lắm, những chuyến hàng chở Quốc kỳ tới người ngư dân bám biển. Nỗi lòng nghề cá, nỗi lòng chủ quyền dân tộc được đất liền san sẻ và gánh vác cùng chúng tôi. Chương trình “một triệu lá cờ cùng ngư dân bám biển” hằng năm góp cùng người ngư dân những phần Tổ quốc thiêng liêng. Phía trước và đằng sau của lá Quốc kỳ là màu máu anh hùng và kiểu hãnh, ngã mình gìn giữ vùng trời vùng biển Việt Nam.

Ngăn tủ đóng rồi, bà chủ cũng đã xếp tôi gọn gàng ở góc. Một lá cờ đã tưa rách cùng tình yêu bám biển của người ngư dân. Tàu lại ra khơi, tôm cá lại sẽ trĩu đầy, cùng một người bạn mới lại được trang trọng treo lên nóc tàu, thật lung linh và kiêu hãnh. 

Đăng ngày 05/08/2020
Mạnh Kha @manh-kha
Đánh bắt

Tàu khai thác cá ngừ rộn ràng cập cảng

Đầu năm mới, tàu khai thác cá ngừ ở các địa phương miền Trung rộn ràng cập cảng sau chuyến biển dài ngày thắng lợi, tạo không khí phấn khởi bao trùm. Góc nhìn khác, ở Nhật Bản có phiên đấu giá cá ngừ đầu năm tại chợ truyền thống Toyosu, một con cá ngừ vây xanh được mua 1,32 triệu USD như báo hiệu điềm lành.

Cá ngừ vây xanh
• 11:21 10/02/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:53 24/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 01:59 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 01:59 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 01:59 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 01:59 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 01:59 17/02/2025
Some text some message..