Lũ kỷ lục dồn về đập Tam Hiệp suốt 18 tiếng, nước lên cao chưa từng thấy

Cập nhật lũ lụt Trung Quốc mới nhất cho thấy, đỉnh lũ số 2 sông Dương Tử đã qua đập Tam Hiệp. Trước đó, dòng chảy cực đại vào Tam Hiệp lên tới 61.000 mét khối mỗi giây và kéo dài tới 18 giờ.

Đập Tam Hiệp xả lũ
Đập Tam Hiệp mở 3 cửa xả lũ hôm 18.7. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Trận lũ lụt số 2 của sông Dương Tử Trung Quốc đã thuận lợi đi qua đập Tam Hiệp hôm 19.7 khi nước lũ vào hồ chứa Tam Hiệp đã giảm. 

Hồ chứa Tam Hiệp ghi nhận lượng nước vào là 46.000 mét khối mỗi giây lúc 20h tối 19.7. 

Trước đó, dòng chảy cực đại vào hồ chứa đập Tam Hiệp lên tới 61.000 mét khối mỗi giây lúc 8h sáng 18.7 và kéo dài tới 18 giờ, Tân Hoa Xã thông tin.

Mực nước hồ chứa đập Tam Hiệp lên mức cao kỷ lục mới trong mùa lũ kể từ khi đập được xây dựng vào 20h tối 19.7 khi lên tới 164,18m. Trước đó, mực nước cao nhất được ghi nhận ở đây là 163,11m. 

Theo Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc, lúc 14h chiều 19.7, đập Tam Hiệp tích lũy 14 tỉ mét khối nước lũ trong mùa lũ chính năm nay. 


Sông Dương Tử bị ngập lụt ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô của Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Hồ chứa đập Tam Hiệp từng ghi nhận dòng chảy vào cực đại 50.000 mét khối mỗi giây  lúc 10h sáng 17.7 và 55.000 mét khối mỗi giây lúc 20h cùng ngày. Lúc 14h chiều 2.7, dòng chảy cực đại vào hồ chứa đập Tam Hiệp trong đỉnh lũ đầu tiên năm 2020 của sông Dương Tử (hay Trường Giang) ghi nhận được là 53.000 mét khối mỗi giây.

Bản tin khác của Tân Hoa Xã cập nhật mới nhất về lũ lụt Trung Quốc cho biết, khoảng 23,86 triệu cư dân ở 24 khu vực cấp tỉnh trên khắp Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt kể từ đầu tháng 7 năm nay.

Thông tin do Bộ Quản lý Khẩn cấp (MEM) Trung Quốc công bố ngày 19.7 trong đó cho biết, lũ lụt ở các tỉnh Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc và Hồ Nam khiến 31 người chết hoặc mất tích, buộc 2,04 triệu người phải sơ tán. 

Bởi mưa lũ nặng nề, khoảng 151.000 ngôi nhà bị hư hại và tổn thất kinh tế trực tiếp lên tới 64,39 tỉ nhân dân tệ (khoảng 9,19 tỉ USD). 

Theo MEM, số người chết hoặc mất tích do lũ lụt thấp hơn 82% so với mức trung bình trong cùng kỳ 5 năm qua, trong khi thiệt hại kinh tế trực tiếp giảm 5,9%.

Phần lớn miền nam Trung Quốc liên tục chịu tác động mạnh từ những trận mưa lớn kể từ tháng 6 và nước nhiều con sông ở những khu vực này đã vượt quá mức báo động.

Lao Động
Đăng ngày 20/07/2020
Hải Anh
Thế giới

Xu hướng tiêu dùng hải sản trong năm 2025

Nhu cầu tiêu dùng hải sản trên thế giới luôn biến động theo sự thay đổi của thị trường, công nghệ, và nhận thức của người tiêu dùng.

Hải sản
• 09:51 12/02/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 10:26 27/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 00:18 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 00:18 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 00:18 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 00:18 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 00:18 17/02/2025
Some text some message..