Miền biển đón xuân vui

Ven biển miền Trung những ngày cuối năm vui như hội. Những chuyến tàu về từ Hoàng Sa, Trường Sa đầy ắp cá tôm. Cuối năm, ngư dân miền Trung trúng lớn lộc biển. Một cái tết vui từ nhiều năm qua.

chuyến biển cuối năm
Ngư dân các tỉnh miền Trung trúng lớn trong chuyến đi biển cuối năm. Ảnh: NGUYÊN KHÔI

Lộc biển

Cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), một trong những cảng cá lớn nhất miền Trung, mấy ngày nay vui như hội. Tàu cá Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Huế, Quảng Bình... cứ ào ạt cập bến. Những khoang tàu chở cá từ biển Đông đầy ắp về bờ. Những đoàn người gọi nhau í ới mua mua, bán bán, đúng nghĩa chợ tết. Anh Thái Nguyễn Hoàng (36 tuổi), ngư dân tỉnh Quảng Ngãi vừa cập cảng cá Thọ Quang, hồ hởi: “Chuyến biển cuối năm này vui lắm anh ơi. Tàu đi hơn hai chục ngày ở Hoàng Sa về, mỗi người kiếm được khoảng 20 triệu đồng. Chủ tàu cũng kiếm được vài trăm triệu đồng cho chuyến này. Tôi bám biển mười mấy năm rồi, nhưng thu nhập chuyến cuối năm nay nhiều nhất”. Theo anh Hoàng, dịp cuối năm thời tiết trên biển thường bất lợi, nhưng năm nay, trời êm, biển lặng, ngư dân được mùa.

xe dong lanh
Xe đông lạnh chờ sẵn ở cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng) vận chuyển hải sản đi tiêu thụ. Ảnh: NGUYÊN KHÔI

Chị Huỳnh Thanh Năm, một trong những thương lái thu mua cá ở cảng cá Thọ Quang, hồ hởi: “Năm nay ai cũng vui vì vừa được mùa cá, vừa được giá. Chuyến nào vào cũng bán hết sạch. Anh Nguyễn Văn Kiệt, chủ chiếc tàu QNg 90332 TS, cùng 12 thuyền viên khác vừa trở về từ ngư trường Hoàng Sa cập cảng cá Tịnh Hòa (xã Tịnh Hòa, TP Quảng Ngãi) không giấu được niềm vui: “Tết năm nay chắc hẳn sẽ vui và sung túc hơn năm trước. Chuyến đi biển này về trừ mọi chi phí tôi cũng thu được 70 triệu đồng. Về đưa vợ mua sắm những vật phẩm cho tết, cho con cái ít để chúng nó sắm đồ tết. Giờ cho tàu nằm nghỉ, người về ăn tết rồi chuẩn bị ngư lưới cụ cho chuyến biển sau”.

Tàu to, thắng lớn

Năm nay ngư dân Quảng Bình ăn tết to vì mùa vụ đánh bắt cuối năm thắng lớn. Nhiều làng biển đã trang hoàng đường làng chuẩn bị đón tết.

Ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Bảo Ninh (Đồng Hới, Quảng Bình), cho biết: “Năm nay xã Bảo Ninh có tổng khối lượng đánh bắt hải sản hơn 400 tỷ đồng. Tàu đi ở các ngư trường Hoàng Sa hoặc Trường Sa thu hoạch mùa vụ từ đầu năm đến cuối năm luôn đạt cao, tàu nào cũng trúng lớn, ngư dân phấn khởi. Không chỉ xã Bảo Ninh năm nay ăn tết to hơn mọi năm mà năm 2016 này sẽ đóng hàng chục tàu cá theo Nghị định 67 của Chính phủ để tiếp tục vươn khơi”.

Theo ngư dân Phạm Tuyển ở làng Mỹ Cảnh: “Năm nay là một năm đánh bắt tốt nhất đối với người dân xã Bảo Ninh, đặc biệt là với ngư dân, mạnh dạn vay vốn đầu tư tàu lớn. Tui có hai tàu cá, mỗi chuyến đi về thu được hơn 1 tỷ đồng, có chuyến thu được 1,5 tỷ đồng, lương chuyến cho anh em trên tàu từ 8 - 10 triệu đồng tùy từng vị trí, mỗi tàu có 30 người, cả năm chuyến nào cũng thế thì thắng lớn rồi”.

Tại Hà Tĩnh, những ngày giáp tết cũng rộn ràng không kém. Nhiều ngư dân ở các xã ven biển huyện Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh cũng trúng đậm mùa cá mú, cá bù, cá lượng, cá đọng, cá nhỡ, cá chim, mực ống… với số lượng lớn sau mỗi chuyến ra khơi.

phan khoi don tet
Ngư dân Hà Tĩnh phấn khởi đón tết nhờ lộc biển. Ảnh: DƯƠNG QUANG

Anh Nguyễn Văn Hòa (chủ tàu 320CV, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, những ngày giáp tết, các tàu thuyền cỡ 200CV - 420CV sau mỗi chuyến ra khơi đều đánh bắt được 1 - 3 tấn hải sản. Cá bù bán với giá 350.000 đồng/kg, cá lượng 120.000 đồng/kg, cá nhỡ 530.000 đồng/kg, mực ống 175.000 - 230.000 đồng/kg… Mỗi chuyến, tàu nào cũng thu về hàng chục triệu đồng. Sau khi vào cập các cảng cá nhập hàng đều được thương lái thu mua tại chỗ.

Trao đổi với PV Báo SGGP, ông Dương Trọng Bình, Phó Chủ tịch Hội Nông dân, kiêm phụ trách tàu thuyền xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) cho biết, đợt này ngư dân trúng đậm. Được mùa hải sản không chỉ tạo công ăn việc làm cho ngư dân chuyên bám biển mà còn tạo công ăn việc làm trên bờ với thu nhập cao. Đây là tín hiệu rất phấn khởi, ngư dân có một cái tết ấm cúng, sung túc hơn mọi năm. Chưa năm nào như năm nay, các tỉnh ven biển miền Trung được lộc biển trong chuyến cuối năm.

Nhiều năm rồi, ngư dân miền Trung phải vất vả đối mặt với bão biển và sự phá hoại của tàu nước ngoài nhưng họ quyết bám biển. Bởi đó là ngư trường truyền thống mà cha ông đã để lại bao đời nay. Đi biển không chỉ là cái nghiệp mà còn là cái đạo nghĩa.

Đã một tuần qua, hàng chục tấn sò lông, sò huyết, ốc hương, ốc mỡ, vẹm… còn sống ở ngoài khơi bất ngờ bị sóng biển xô dạt vào phủ kín khắp bãi biển ở thôn Đại Đồng (xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

Bà Hoàng Thị Hoa, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Cương Gián cho biết, từ ngày 24-1, do thời tiết mưa, lạnh, sóng biển đánh mạnh đã cuốn hàng chục tấn sò, ốc sống các loại tự nhiên từ ngoài biển dạt vào dày đặc tại bãi biển thôn Đại Đồng. Đây là “lộc biển” đã giúp nhiều bà con ngư dân có nguồn thu nhập cao trong dịp tết, thậm chí có nhiều gia đình còn nhặt về bán được 5 - 7 triệu đồng.

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 02/02/2016
Đăng ngày 03/02/2016
Nhóm PV - Dương Quang
Đánh bắt

Tàu khai thác cá ngừ rộn ràng cập cảng

Đầu năm mới, tàu khai thác cá ngừ ở các địa phương miền Trung rộn ràng cập cảng sau chuyến biển dài ngày thắng lợi, tạo không khí phấn khởi bao trùm. Góc nhìn khác, ở Nhật Bản có phiên đấu giá cá ngừ đầu năm tại chợ truyền thống Toyosu, một con cá ngừ vây xanh được mua 1,32 triệu USD như báo hiệu điềm lành.

Cá ngừ vây xanh
• 11:21 10/02/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:53 24/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 20:04 16/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 20:04 16/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 20:04 16/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 20:04 16/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 20:04 16/02/2025
Some text some message..