Miền Trung lại lao đao vì tôm

Hàng trăm hộ nuôi tôm tại các tỉnh miền Trung lại đang lao đao vì tôm chết. Nhiều hồ nuôi thả đúng lịch thời vụ nhưng tôm vẫn chết.

tôm miên trung

Ông Nguyễn Lân (52 tuổi), chủ hồ nuôi tôm ở xã Tam Phú, Tam Kỳ (Quảng Nam), nhìn xuống mặt hồ nuôi tôm màu xanh lơ, không một tiếng động, than thở: “Gần 100.000 tôm thẻ chân trắng thả nuôi vụ đầu trên 30 ngày bỗng dưng chết nổi trắng hồ. Chưa thu hoạch nhưng đã cầm chắc lỗ gần 20 triệu đồng rồi”. Ông Lê Văn Hùng, ở xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, cũng đang lo lắng không kém vì tôm của ông cũng bắt đầu chết hàng loạt. Ông Hùng cho biết đã thả 1,5 triệu con tôm giống trong 2ha hồ nuôi, tổng cộng chi phí đầu tư vụ này khoảng 300 triệu đồng. Theo kế hoạch, chỉ còn hơn 30 ngày nữa sẽ thu hoạch nhưng gần đây tôm cứ chết rải rác theo đợt, chẳng đêm nào ông ngủ được.

Xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi) có hơn 60 ha diện tích ao hồ, trong đó diện tích mặt nước hồ nuôi tôm bị chết hàng loạt chiếm hơn 50 ha. Sự cố này bắt đầu xuất hiện cách đây khoảng 1 tháng và đang tiếp diễn. Vụ tôm này, gia đình bà Lê Thị Hoa ở thôn Thu Xà, thả nuôi 8 sào (0,4 ha) với 20 vạn tôm chân trắng. Tôm đã trên 2 tháng tuổi nhưng nhiễm bệnh rồi chết dần. Đây là vụ thứ 2 liên tiếp xảy ra tình trạng này, khiến gia đình bà Hoa lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần. Không riêng người nuôi tôm ở xã Nghĩa Hòa, nông dân ở khắp 5 xã phía Đông của huyện Tư Nghĩa là Nghĩa An, Nghĩa Phú, Nghĩa Hà, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hiệp cũng đang chịu chung tình trạng tôm chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.

Theo ông Trần Tấn, Phó phòng NN-PTNT huyện Tư Nghĩa: Diện tích nuôi tôm trong vụ 1-2012 theo đúng lịch thời vụ của 5 xã phía Đông là 150ha. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tình trạng tôm chết hàng loạt trên diện tích khoảng 100ha. Chưa bao giờ, hiện tượng này lại xảy ra nhiều như năm nay. Xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã mất trắng 65ha nuôi tôm do bị bệnh gan, tụy, đốm trắng… 260ha nuôi tôm xen ghép với cá đến kỳ thu hoạch nhưng không có người mua.

Nguyên nhân tôm chết hàng loạt chủ yếu là do ngộ độc cấp tính, đó là khẳng định của ông Phạm Hồng Sơn, Chi cục Trưởng Chi cục Thú y tỉnh Quảng Bình. Trước đó, tại tỉnh Quảng Bình đã có gần 19 ha nuôi tôm của người dân bị chết hàng loạt, nguyên nhân chủ yếu là do ngộ độc cấp tính gây hoại tử gan tụy trên diện tích 13 ha, số diện tích tôm chết còn lại được xác định do bệnh đốm trắng, tập trung chủ yếu ở hai huyện Quảng Trạch và Bố Trạch.

Chi cục Thú y tỉnh Quảng Bình yêu cầu những hộ dân có ao nuôi có tôm bị chết đã thu hoạch không vội thả giống ngay mà phải vệ sinh ao hồ thật kỹ, nạo vét bùn đáy, phơi ao từ 5-7 ngày; bón vôi để nâng độ PH lớn hơn hoặc bằng 9,5; xả nước ngâm ao, hồ từ 2 đến 3 ngày, thau, rửa để giảm các chất độc hại trong bùn đáy ao; không sử dụng hóa chất cấm, thuốc có nguồn gốc bảo vệ thực vật để xử lý nước. Đối với tôm giống phải mua ở những cơ sở có uy tín, chất lượng, tuyệt đối không mua giống trôi nổi, không có giấy kiểm dịch và không sử dụng các chất cấm trong nuôi trồng thủy sản, thuốc có hoạt chất Cypermethrin, Deltamethrin... thuộc nhóm Pyrethroid (thuốc bảo vệ thực vật), các loại thuốc và hóa chất mới, lạ chưa được phép lưu hành tại Việt Nam.

Sài Gòn Giải Phóng
Đăng ngày 30/06/2012
Dịch bệnh

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:22 05/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 10:22 05/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:22 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:22 05/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 10:22 05/12/2024
Some text some message..