Mô hình nuôi cá bớp trong lồng tròn HDPE

Dự án “Xây dựng mô hình nuôi biển cá giò (người dân gọi là cá bớp) bằng lồng tròn HDPE kiểu Na Uy” đang triển khai ở huyện Vạn Ninh đã cho thấy hiệu quả kinh tế, cần được nhân rộng.

Lồng nuôi HDPE.
Mô hình nuôi biển cá giò bằng lồng tròn HDPE kiểu Na Uy.

Hiệu quả bước đầu

Tại khu vực biển (xã Vạn Thạnh) được bao bọc bởi rất nhiều hòn đảo, làn nước trong xanh, độ sâu thích hợp nên hoạt động nuôi trồng thủy sản rất sôi động. Ông Nguyễn Xuân Hòa - người nuôi trồng thủy sản lâu năm ở khu vực bãi Bà Lễ thu hoạch lứa cá bớp đầu tiên nuôi trong lồng tròn HDPE, thuộc dự án “Xây dựng mô hình nuôi biển cá giò bằng lồng tròn HDPE kiểu Na Uy”.

Khác với các bè cá truyền thống làm từ gỗ, tre và có hình vuông, chiếc lồng kiểu mới có hình tròn và làm từ nhựa HDPE. Trong chiếc lồng tròn có đường kính 10m, thể tích lồng 500m3, vào giữa tháng 08/2020, ông Hòa thả nuôi 1.000 con cá bớp. Đến tháng 06/2021, ông thu hoạch được 903 con, trọng lượng bình quân 5kg/con. Tỷ lệ cá sống cao hơn 15% so với lồng truyền thống. Với giá bán 130.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông lãi hơn 100 triệu đồng. Được biết, thông thường 1kg cá bớp tại bè nuôi được bán với giá 150.000 đồng/kg, nhưng nay do tình hình tiêu thụ thủy sản gặp khó khăn nên chỉ còn 130.000 đồng/kg.

Ông Hòa cho biết: “Mô hình tôi đang áp dụng giải quyết được nhiều vấn đề người nuôi trồng thủy sản gặp phải, như tỷ lệ sống cao, chống chịu tốt với gió bão. Thực tế cuối năm 2020, cơn bão mạnh cấp 6, giật cấp 7, 8 đi qua vùng này nhưng lồng tròn HDPE không gặp vấn đề gì. Theo kinh nghiệm của tôi, loại lồng này có thể chống chịu được với bão cấp 12. Sau vụ này, tôi sẽ đầu tư 1 lồng tròn nữa và từng bước chuyển đổi toàn bộ hoạt động nuôi biển sang lồng tròn trong tương lai”.

Từng bước nhân rộng

Theo ông Huỳnh Kim Khánh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Khánh Hòa, cơn bão số 12 năm 2017 đã gây thiệt hại rất nặng nề cho hoạt động nuôi biển của Khánh Hòa. Trước tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, gió bão xảy ra thường xuyên hơn, đơn vị đã nghiên cứu, đặt vấn đề và được Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ thực hiện dự án “Xây dựng mô hình nuôi biển cá giò bằng lồng tròn HDPE kiểu Na Uy” trên địa bàn tỉnh. Dự án triển khai từ năm 2020 đến năm 2022 với tổng cộng 6 mô hình. Sau kết quả tích cực của mô hình do ông Hòa triển khai, năm 2021, trung tâm tiếp tục hỗ trợ 2 lồng tròn HDPE cho 2 hộ dân tham gia thực hiện, đồng thời tiến hành đánh giá hiệu quả triển khai để làm cơ sở, từng bước nhân rộng cho các hộ nuôi cá biển khu vực lân cận có nhu cầu học tập và làm theo.

Ông Trần Ngọc Sỹ đang nuôi 70 ô lồng bằng gỗ trên vịnh Vân Phong cho biết: “Sau khi tìm hiểu mô hình nuôi của ông Hòa, tôi quyết định sẽ chuyển đổi lồng nuôi bằng gỗ, nhưng trở ngại là chi phí đầu tư ban đầu khá cao, 1 lồng HDPE có giá trên thị trường là 180 triệu đồng; ngư dân khó có thể đầu tư được nếu không có chính sách, hỗ trợ vay vốn của Nhà nước”.

Ông Phương Minh Nam - Trưởng phòng Khuyến ngư (Trung tâm Khuyến nông tỉnh), chủ nhiệm dự án cho biết, ngoài những tính toán về kinh tế, lồng tròn HDPE còn lợi thế hơn lồng truyền thống là nằm độc lập, giúp vùng nuôi thông thoáng hơn, tạo môi trường nuôi tốt hơn so với các bè nuôi kết từ hàng chục ô lồng với nhau.

Ngoài ra, nhựa HDPE được đánh giá thân thiện với môi trường và có độ bền cao hơn so với lồng truyền thống. Đặc biệt, nhờ chống chịu tốt hơn với sóng gió, lồng HDPE có thể đặt nuôi tại các vùng biển hở, xa bờ giúp đàn cá nuôi sinh trưởng và phát triển tốt hơn, từ đó nâng cao được tỷ lệ sống. Hộ tham gia mô hình của dự án dự định tiếp tục mở rộng quy mô nuôi. Người nuôi trồng thủy sản xung quanh, lân cận dự án cũng có nhu cầu đầu tư, triển khai nuôi cá biển bằng lồng HDPE để dần chuyển đổi phương thức nuôi lồng gỗ truyền thống nhằm giảm thiểu rủi ro, thiên tai khi có bão xảy ra.

Ông Phạm Ngọc Luyện - Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh: Hiện nay, toàn huyện có 39.000 lồng của hơn 1.200 hộ nuôi trồng thủy sản trên biển. Hầu hết hệ thống lồng nuôi là bè gỗ với đối tượng nuôi chính là cá bớp, cá chim, cá mú, tôm hùm… Mô hình lồng tròn HDPE Trung tâm Khuyến nông tỉnh đang triển khai thử nghiệm tại Vạn Ninh có khả năng chống chịu gió bão tốt hơn, bảo vệ được tài sản của ngư dân. Đặc biệt, qua mô hình, cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh, huyện đã hỗ trợ, cùng với ngư dân kịp thời trao đổi, xử lý các vấn đề kỹ thuật, quy trình nuôi nên đạt hiệu quả cao. Với lợi ích kinh tế và tính bền vững, Phòng Kinh tế huyện khuyến khích người dân nhân rộng mô hình nuôi biển bằng lồng tròn HDPE.
Dự án “Xây dựng mô hình nuôi biển cá giò bằng lồng tròn HDPE kiểu Na Uy” trên địa bàn tỉnh do Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện với tổng kinh phí hơn 4,7 tỷ đồng trong 3 năm 2020 - 2022. Trong đó, kinh phí khuyến nông hỗ trợ 3 tỷ đồng, còn lại do người nuôi trồng thủy sản tham gia dự án đối ứng. Số tiền được dùng chủ yếu vào việc trang bị ô lồng, con giống, thức ăn.
Báo Khánh Hoà
Đăng ngày 18/06/2021
Hồng Đăng
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Kiểm dư lượng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã làm dấy lên lo ngại về sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Kiểm tra dư lượng hóa chất và kháng sinh là biện pháp quan trọng giúp đảm bảo sản phẩm thủy sản an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nội địa và quốc tế.

Mẫu tôm
• 10:17 20/09/2024

Các kỹ thuật quản lý tôm sau mưa bão

Mưa bão là một trong những yếu tố thời tiết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường nuôi tôm, gây ra nhiều thay đổi đột ngột về chất lượng nước, nhiệt độ, và nồng độ oxy hòa tan. Sau mỗi cơn mưa bão, người nuôi tôm cần áp dụng các kỹ thuật quản lý kịp thời và hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sức khỏe cho đàn tôm.

Ao tôm
• 11:12 17/09/2024

Quản lý thức ăn và dinh dưỡng cho tôm khi thời tiết xấu

Khi thời tiết xấu, như mưa lớn, bão, hoặc nhiệt độ đột ngột giảm, việc quản lý thức ăn và dinh dưỡng cho tôm trở nên cực kỳ quan trọng. Dưới đây là những yếu tố cần lưu ý để giúp tôm vượt qua giai đoạn thời tiết bất lợi mà vẫn đảm bảo được sức khỏe và tốc độ tăng trưởng.

Tôm thẻ
• 09:00 16/09/2024

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 11:15 11/09/2024

Kiểm dư lượng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã làm dấy lên lo ngại về sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Kiểm tra dư lượng hóa chất và kháng sinh là biện pháp quan trọng giúp đảm bảo sản phẩm thủy sản an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nội địa và quốc tế.

Mẫu tôm
• 11:29 20/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 11:29 20/09/2024

Nghiên cứu các quy định để giảm thiểu tình trạng kháng thuốc

Nhu cầu toàn cầu về sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển đáng kể của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất thâm canh đã tạo ra những thách thức về sức khỏe cho vật nuôi, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để phòng ngừa và điều trị bệnh ở động vật thủy sản.

Kiểm kháng sinh
• 11:29 20/09/2024

ShellBank - Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển

Ngày 17.9, tại thủ đô Hà Nội, Cục Kiểm ngư ( Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng TRAFFIC Việt Nam tổ chức Tập huấn “Giới thiệu ShellBank – Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển và hiệu quả sử dụng góp phần thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển tại Việt Nam.

Tiến sĩ Christine Madden
• 11:29 20/09/2024

Đặc điểm các loài cá hường ở đồng bằng sông Cửu Long

Cá được cho là loài di nhập, nhưng không có tài liệu nào đề cập vấn đề này. Ở ĐBSCL, chúng thường được nuôi ghép trong ao với một số loài khác. Cá cũng tìm thấy ở khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An), chúng sống thành bầy đàn và một số cá thể có kích thước lớn hơn 500 g, trong khi cá ở các ao nuôi thường có khối lượng nhỏ hơn 200g.

Đồng bằng sông Cửu Long
• 11:29 20/09/2024
Some text some message..