Mô hình nuôi ghép ếch trong lồng ao nuôi cá

Nhằm từng bước đa dạng hoá các đối tượng thủy sản nuôi nước ngọt có giá trị kinh tế đem lại hiệu quả kinh tế, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã triển khai mô hình “Nuôi ghép ếch trong lồng ao nuôi cá” tại ấp Suối Tre, xã Châu Pha, huyện Tân Thành với quy mô 2.000m2 với 8.000 con ếch giống và 2.500 con cá trắm, cá trôi, cá chép, cá mè. Hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% về giống, 30% về vật tư (thức ăn, vôi, thuốc phòng trị bệnh), được tập huấn kỹ thuật và hưởng 100% sản phẩm từ mô hình.

mo hinh nuoi ech
Mô hình nuôi ếch trong lồng ao nuôi cá tại xã Châu Pha - huyện Tân Thành

Chủ hộ tham gia mô hình đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật từ khâu cải tạo ao đến chăm sóc, quản lý môi trường và cách phòng trị bệnh nên sau gần 3 tháng nuôi đạt được kết quả khá khả quan với tỷ lệ sống của ếch đạt 95%; trọng lượng trung bình 250g/con, ước sản lượng ếch 1.900 kg. Với kích cỡ này thì người nuôi có thể xuất bán ếch; với giá bán hiện nay 38.000đ/kg, sau khi trừ đi chi phí lãi trên chục triệu đồng từ tiền bán ếch. Trong thời gian nuôi ếch, cá vẫn phát triển tốt, tỷ lệ sống của cá 90%.

Trong quá trình nuôi ông Nguyễn Đức Quảng – hộ tham gia mô hình cho biết: nuôi ghép ếch trong lồng ao nuôi cá có thể tận dụng được tối đa diện tích mặt nước, tăng thu nhập cho gia đình thay vì trước kia tôi chỉ nuôi các đối tượng cá nước ngọt. Ếch là đối tượng tương đối dễ nuôi, ít dịch bệnh phù hợp với điều kiện địa phương, quá trình nuôi yêu cầu kỹ thuật không quá phức tạp, quá trình chăm sóc quản lý cũng đơn giản, ếch lớn nhanh đồng thời cá có thể sử dụng thức ăn dư thừa và các chất thải của ếch vì vậy mà lượng thức ăn cho cá đã giảm đáng kể.

Tuy nhiên, ếch là đối tượng khá nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ môi trường nên lồng nuôi phải che lưới để tránh mưa trực tiếp và giảm bớt ánh sáng khi có nắng, mặt nước thả rau muống hay lục bình khoảng 2/3 diện tích nuôi góp phần tăng tỷ lệ sống nhất là lúc ếch còn nhỏ. Để tăng sức đề kháng của ếch và phòng bệnh đường ruột nhằm nâng cao tỷ lệ sống trong khi nuôi định kỳ bổ sung men tiêu hóa và Vitamin C vào thức ăn cho ếch ăn. Nhìn chung bước đầu  mô hình đã đạt được yêu cầu về kỹ thuật.

Nuôi ghép vừa giúp người nuôi giảm rủi ro, tận dụng tốt nguồn thức ăn, diện tích mặt nước để tăng thu nhập và đa dạng hóa sản phẩm. Thành công của mô hình đã mở ra hướng đi mới trong việc xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế gia đình, giải quyết việc làm. Đặc biệt mô hình có khả năng nhân rộng rất tốt đối với những ao nuôi cá bỏ trống hoặc nuôi không hiệu quả chuyển đổi sang nuôi ếch kết hợp với cá.

Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn Bà Rịa - Vũng Tàu, 25/07/2016
Đăng ngày 26/07/2016
Phương Thảo - Trung tâm KNKN
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặt tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 09:00 03/05/2024

Ảnh hưởng tiêu cực từ nước xả thải ao tôm

Việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản cũng cần được chú trọng. Các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Nước ao tôm
• 08:00 02/05/2024

Quản lý tốt ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng

Giai đoạn giao mùa nắng và mưa, sẽ xuất hiện những cơn mưa đầu mùa bất thường đang gây ra sự biến đổi đột ngột trong môi trường ao nuôi tôm. Sau cơn mưa đó là nắng nóng gay gắt, làm giảm sức đề kháng của tôm và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Ao nuôi
• 08:00 02/05/2024

Hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm

Khi thảo luận về việc hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm, không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà chất này mang lại trong quá trình chăm sóc và duy trì môi trường sống cho tôm.

Ao tôm
• 08:00 01/05/2024

Độ hòa tan của thức ăn quan trọng như thế nào?

Để đánh giá nhanh chất lượng thức ăn tôm tốt nhất, bên cạnh các chất dinh dưỡng cần thiết, việc hiểu rõ về độ hòa tan của thức ăn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi độ hòa tan của thức ăn cho tôm quan trọng như thế nào? và yếu tố nào giúp đánh giá độ hoàn tan của thức ăn.

Thức ăn viên
• 16:01 05/05/2024

Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá trắm cỏ ở Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Tép Bạc có bài giới thiệu công nghệ nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) do các chuyên gia thủy sản của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó ở Việt Nam từ năm 2017.

Cá trắm cỏ
• 16:01 05/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 16:01 05/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 16:01 05/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 16:01 05/05/2024