Mô hình nuôi tôm an toàn tại Thái Bình

Thái Bình đang ưu tiên triển khai thực hiện mô hình nuôi tôm an toàn đạt hiệu quả cao, bền vững để góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho người nông dân cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm tôm nuôi của nước ta.

Mô hình nuôi tôm an toàn tại Thái Bình
Mô hình tôm của gia đình ông Phùng Văn Cảnh.

Ông Phùng Văn Cảnh tại xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã nuôi tôm theo mô hình công nghiệp gần 20 năm, đem lại hiệu quả kinh tế ổn định. Ông chia sẻ: "Nếu nuôi tôm thẻ trừ đầu tư nguồn trừ thu chi ra, gia đình cũng được vài ba chục triệu mỗi lứa kéo dài khoảng 3 tháng. Còn thức ăn chăn nuôi sẽ được các đại lý cung cấp giống, thức ăn ứng trước".

Cũng thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp trên diện tích 1.500m2, trừ đi các chi phí ban đầu, mỗi năm gia đình anh Phạm Huy Nghị tại thôn Hải Câu, xã Đông Minh huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình cũng thu được 200 - 300 triệu mỗi năm. Theo anh Nghị, gia đình nuôi tôm thẻ công nghiệp, nuôi hai vụ chính còn lại nuôi các loại thủy sản khác. Chi phí gia đình mỗi năm bỏ khoảng từ 30 - 40 triệu để nâng cấp ao. Với vốn khoảng 20 triệu tiền giống và các chi phí khác thì mỗi năm thu khoảng 200-300 triệu đồng.

Được biết, để xây dựng mô hình nuôi tôm theo hướng công nghiệp, trong diện tích 1500m2 nuôi tôm của gia đình, anh đã xây thành 5 ao, trong đó có 3 ao nuôi tôm và 1 ao để xử lý nước và 1 ao xử lý nước thải. Quy trình nuôi tôm đều thực hiện đúng theo tiêu chuẩn an toàn được các cán bộ khuyến nông của địa phương hướng dẫn.

Không như các mô hình nuôi tôm công nghiệp theo hộ gia đình, mô hình sản xuất, ương và nuôi thương phẩm các giống hải sản của Công ty TNHH Phương Nam ở huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ Thái Bình.

Từ cuối năm 2012, công ty đã thực hiện Dự án "Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng trong nhà kính theo hướng ứng dụng công nghệ cao tại Thái Bình". Đến nay Dự án đã khẳng định hiệu quả kinh tế - kỹ thuật thuyết phục, đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân trong và ngoài tỉnh.

Nuôi tôm, mô hình nuôi tôm, nuôi tôm an toàn, kỹ thuật nuôi tôm

Mô hình nuôi tôm tại Doanh nghiệp Phương Nam (Ảnh: Hà Chi)

Doanh nghiệp Phương Nam đã ứng dụng công nghệ nuôi trồng trong nhà kính kết hợp phương thức "nuôi liên hoàn từ bể ương ra ao nuôi thương phẩm" để giảm bớt thời gian giai đoạn nuôi ao, tăng gấp đôi số vụ trong năm. Từ đó, đưa năng suất nuôi trồng từ khoảng 1kg trên mỗi m2 lên gấp đôi và đưa trọng lượng tôm thương phẩm 30-35 con mỗi kg chỉ sau 105 ngày nuôi.

Theo anh Đỗ Quang Bốn, Giám đốc Công ty TNHH Phương Nam thì "mô hình nuôi tôm theo hệ thống nuôi 2 - 3 giai đoạn giúp mình phân chia từng giai đoạn để quản lý phân chia dịch bệnh tốt hơn. Trung bình mỗi năm, sản lượng công ty đạt từ 30 - 50 tấn và thị trường tiêu thụ tôm của đơn vị chủ yếu thông qua liên hệ các hệ thống bán lẻ tại miền Bắc".

Việc đưa từ 2 vụ lên 4 vụ nuôi một năm không chỉ đơn thuần mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ việc tăng hệ số quay vòng ao nuôi, quay vòng vốn, rút ngắn thời gian khấu hao ao nuôi, sớm thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ao nuôi... mà điều quan trọng là 2 vụ nuôi tăng thêm thực chất là 2 vụ nuôi trái vụ nên đã tránh được tình trạng "được mùa thì rớt giá" trong sản xuất.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt – Phó Cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Sở NN&PTNT Thái Bình đánh giá: "Từ việc nuôi tôm an toàn đã đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2 - 3 lần trồng lúa và làm muối."

Trong nuôi trồng thủy sản nước lợ của tỉnh Thái Bình, tôm là con nuôi chủ lực chiếm khoảng 83% diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ. Tổng diện tích nuôi tôm 2.988ha, tập trung chủ yếu ở hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy. Các hộ nuôi tôm ở Thái Bình đã đưa năng suất trung bình từ 12 - 15 tấn một ha mỗi hoặc nuôi bán thâm canh, năng suất trung bình đạt 4 tấn trên một ha mỗi vụ, còn lại là diện tích nuôi tôm sú theo phương thức quảng canh, quảng canh cải tiến đạt năng suất trung bình 200-300kg một ha. Trong nuôi trồng thủy sản nước lợ của tỉnh Thái Bình, tôm là con nuôi chủ lực chiếm khoảng 83% diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ.

VnExpress
Đăng ngày 16/09/2019
Hà Chi
Nuôi trồng

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:46 05/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 10:00 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:37 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 09:55 04/12/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 03:09 06/12/2024

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:09 06/12/2024

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 03:09 06/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 03:09 06/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 03:09 06/12/2024
Some text some message..