Mô thức nuôi tôm mới siêu thâm canh, không phát thải

Một tập đoàn lớn tại Trà Vinh đã nghiên cứu, ứng dụng mô thức nuôi tôm thẻ siêu thâm canh, tuần hoàn, không phát thải khí nhà kính, có thể nuôi mật độ 300-500 con/m2.

Mô hình nuôi tôm
Đoàn công tác Hà Lan đến tham quan mô thức nuôi tôm siêu thâm canh tại Trà Vinh. Ảnh: nongnghiep.vn

Nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL đang chuyển mạnh sang thâm canh, chuyển đổi nhanh chóng từ mô hình nuôi tôm sú quảng canh ao đất sang nuôi tôm thẻ thâm canh ao nổi lót bạt HDPE. 

Tuy nhiên từ đầu năm 2022, có hơn 70% trang trại nuôi tôm thẻ thâm canh phải giảm sản lượng hoặc dừng nuôi do tôm mắc bệnh chậm lớn, phân trắng và đốm trắng gây ra bởi vi bào tử trùng Enterocytozoon-hepatopenaei, vi khuẩn vibrio parahaemolyticus và vi trùng đốm trắng. Lần bùng phát dịch bệnh này đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL.

Bên cạnh đó, để sản xuất một tấn tôm thẻ thương phẩm, người nuôi cần một lượng tài nguyên rất lớn, bao gồm 0,45ha đất canh tác, 45.500m3 nước, 0.612 tấn cá tạp và 24.859 kwh năng lượng, phát thải hơn 13 tấn khí nhà kính CO2.

Để phát triển bền vững ngành nuôi tôm nước lợ, cần có mô thức nuôi tôm thẻ thâm canh mới, giúp người nuôi sử dụng hiệu quả tài nguyên, ngăn ngừa tốt dịch bệnh, giảm chi phí sản xuất và không phát thải...

Để giải quyết vấn đề trên, một tập đoàn lớn tại Trà Vinh đã nghiên cứu, phát triển và đưa vào ứng dụng mô thức nuôi tôm thẻ siêu thâm canh dựa trên 4 tiêu chí bao gồm: Bảo tồn rừng ngập mặn; sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước và năng lượng; canh tác tuần hoàn kết hợp nuôi tảo, tôm và cá để giảm chi phí sản xuất và ô nhiễm môi trường và dùng năng lượng tái tạo thay thế năng lượng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch để không phát thải.

Hiện trang trại nuôi tôm thẻ siêu thâm canh theo mô thức mới được xây dựng trên diện tích 6ha thuộc địa bàn tỉnh Trà Vinh, bao gồm khu xử lý nước đầu vào 1ha, khu nuôi tảo 0,2ha, khu nuôi tôm thương phẩm 1ha, khu bảo tồn rừng ngập mặn 2ha, khu sơ chế đóng gói với khí cải tiến 1,8ha.

Nuôi tôm siêu thâm canhMô thức mới nuôi tôm siêu thâm canh của một tập đoàn lớn tại Trà Vinh không phát thải khí nhà kính. Ảnh: nongnghiep.vn

Cụ thể, khu xử lý nước đầu vào bao gồm các ao xử lý nước với hóa chất, lắng bùn, lọc cát và sẵn sàng có thể tích chứa 10.000m3, nước được trang bị hệ thống vi sóng diệt tảo lam không dùng hóa chất. Tiếp theo là khu nuôi tôm thương phẩm gồm 5 ao tròn nửa chìm dưới mặt đất, mỗi ao có diện tích 1.000m2 và 10 ao tròn nổi trên mặt đất, mỗi ao có diện tích 500m2.

Một điểm đặc biệt, những ao nuôi tôm này có đáy hình nón ngược, lót bạt HDPE với ống siphon ở giữa giúp gom hiệu quả chất thải hữu cơ không tan trong nước. Tôm có thể nuôi với mật độ 300 - 500 con/m2 một giai đoạn. Các ao nuôi tôm được cấp khí oxy có độ tinh khiết trên 90% với hệ thống tách khí oxy từ không khí có công suất 1.000kg/ngày.

Mỗi ao nuôi tôm còn có 2 hệ thống đa chức năng dùng để tạo dòng nước chảy tầng một chiều để hòa tan khí oxy vào nước; hệ thống cấp thức ăn cho tôm với bộ định lượng tự động. Người nuôi cũng theo dõi trực tuyến độ pH, độ mặn, nhiệt độ nước với bộ cảm ứng thông minh. Bên cạnh đó, ao nuôi tôm còn được trang bị đèn LED để tăng thời gian cho tôm ăn, giúp tôm tăng trưởng nhanh.

Ngoài ra, khu bảo tồn rừng ngập mặn được trồng 20.000 cây đước kết hợp nuôi cá giúp phân giải chất thải hữu cơ trong nước xả thải từ ao nuôi tôm. Nước từ khu rừng ngập mặn được bơm đến khu nước đầu vào, xử lý và tái sử dụng để nuôi tôm. Theo đó, khu rừng ngập mặn có khả năng cô lập 246 tấn CO2 /năm. Đồng thời, mái nhà khu sơ chế được lắp pin năng lượng mặt trời có công suất 642.142 kwh/năm với 500 kWp. Được biết, mỗi kwh điện tại Việt Nam phát thải 0.52kg CO2. Như vậy, với hệ thống pin năng lượng mặt trời tại đây có thể giảm phát thải tương đương 335 tấn CO2/năm.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 22/02/2023
Hồ Thảo
Nuôi trồng

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 10:00 25/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 15:23 21/09/2023

Thực trạng chênh lệch giá thức ăn nuôi tôm

Hộ nuôi tôm nhỏ lẻ tiếp cận giá thức ăn tại đại lý cao gấp 2 đến 3 lần so với giá của nhà sản xuất, gây ra nhiều khó khăn cho bà con nông dân.

Thức ăn tôm
• 17:23 19/09/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 05:21 26/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 05:21 26/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 05:21 26/09/2023

Cá lau kiếng là gì? Trứng cá lau kiếng có độc không?

Cá lau kiếng là một loại cá có khả năng làm sạch bể nước và có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon.

Cá lau kiếng
• 05:21 26/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 05:21 26/09/2023