Một số bệnh thường gặp trên lươn nuôi thương phẩm

Trong quá trình nuôi lươn không tránh khỏi lươn bị bệnh do yếu tố chủ quan và khách quan. Một số bệnh cần chú ý khi nuôi lươn không bùn cần phòng, trị kịp thời.

Một số bệnh thường gặp trên lươn nuôi thương phẩm. Ảnh: image-us.eva.vn
Một số bệnh thường gặp trên lươn nuôi thương phẩm. Ảnh: image-us.eva.vn

Nguyên nhân gây bệnh

- Con giống lươn yếu, có sẵn mầm bệnh, bị xây xát trong quá trình vận chuyển.

- Nhiệt độ thay đổi đột ngột.

- Môi trường nước ô nhiễm do mầm bệnh, ký sinh trùng.

- Thức ăn dư thừa trong quá trình nuôi.

- Cho lươn ăn thức ăn ôi thiu, không đảm bảo chất lượng.

- Nuôi mật độ dày.

Cách phòng bệnh

Khi lươn bị nhiễm bệnh hiệu quả trị bệnh không cao và tốn kém, cần phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nên dùng biện pháp phòng bệnh chung sau đây:

- Vệ sinh sạch sẽ ao nuôi, bể nuôi.

- Lươn giống: Không dùng xiếc điện khi đánh bắt, lươn không bị xây sát, màu sáng.

- Thuần dưỡng lươn giống trước khi thả nuôi, loại bỏ những con yếu và bị bệnh.

- Lươn giống trước khi thả phải tắm bằng nước muối 4-5%o trong 10-15 phút (hoặc thuốc tím với nồng độ 1 g/m3 nước trong 15-20 phút).

- Cho ăn đủ lượng, không để dư thừa thức ăn.

- Thức ăn được sử dụng không bị ôi thiu.

- Thường xuyên thay nước 1-2 ngày/lần trong quá trình nuôi.

Phòng và trị một số bệnh thường gặp

Bệnh sốt nóng

Dấu hiệu bệnh lý: 

- Đầu lươn sưng phồng to, lươn chết hàng loạt.

- Lươn bị xáo động trong bể, quấn quít vào nhau, dịch nhầy tiết vào trong nước, độ nhớt của nước tăng lên.

Đây là bệnh có tác nhân chính là môi trường. Do lươn nuôi với mật độ dày, dịch nhày tiết nhiều vào môi trường nước, gây lên men, độ nhớt tăng lên, làm nhiệt độ nước tăng lên, hàm lượng oxy giảm.

Phòng trị: Giảm mật độ nuôi, thay nước; có thể thả tạm vài con cá trê để chúng  ăn thức ăn thừa; đề phòng lươn cuốn vào nhau bằng cách thả cá chạch đồng vào bể mật độ 10 – 15 con/m2, bảo đảm tốt chất lượng nước. Khi phát hiện bệnh dùng dung dịch sulphate đồng 0,07 %, 5 ml/m3 nước. 

Bệnh tuyến trùng 

Do ký sinh trùng đường ruột gây ra làm lươn bị viêm đường ruột, ruột sưng đỏ. Nếu ký sinh với khối lượng lớn, lươn yếu, hậu môn sưng đỏ, sẽ chết dần (Phạm Thị Thu Hồng, 2009).

Tác nhân gây bệnh: Ký sinh trùng đường ruột là tuyến trùng có màu trắng, dài khoảng 1 cm, đầu bám vào niêm mạc phá hoại mô, hình thành bào nang trong đường ruột lươn.

Phòng và trị bệnh:

- Dùng sản phẩm diệt nội kí sinh Hadaclean® A trộn vào thức ăn với liều 1 kg/200 kg thức ăn cho ăn liên tục trong 3 ngày, định kỳ 2 tuần 1 lần để phòng bệnh, đồng thời bổ sung thêm Aqua C® Fish vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho lươn.

- Khi phát hiện bệnh dùng Hadaclean® A với liều 1 kg/150 kg thức ăn cho ăn liên tục từ 3 – 5 ngày.

Bệnh lở loét

Còn gọi là bệnh đóng dấu, trên mình lươn xuất hiện nhiều vết tròn, hình bầu dục. Da lươn bị lở loét, bị nặng đuôi lươn bị rụng đi, bơi lội khó khăn. Đầu lươn ngóc lên khỏi mặt nước, bệnh thường xảy ra vào tháng 5-9 (Nguyễn Trọng Lư, 2001)

Tác nhân gây bệnh: Bệnh do ký sinh trùng, vi trùng bám vào vết thương.

Trị bệnh: Trước khi nuôi sát trùng bể bằng vôi. Khi mắc bệnh cần phun thuốc Streptomycin ở toàn bể, dùng 250.000 UI/m3; dùng 0,5 g Sulffamidine trộn vào thức ăn cho 50 kg lươn ăn, mỗi ngày 1 lần, điều trị mỗi đợt 5 – 7 ngày cũng có thể trực tiếp bôi thuốc tím vào vết loét.

Ngoài ra, có thể dùng Baymet® với liều dùng như sau:

- Lươn giống – 100 g: Trộn 1 kg thuốc/200 kg thức ăn/ngày điều trị liên tục trong 5 -10 ngày.

- Lươn từ 100g - thu hoạch: Trộn 1 kg thuốc/100 – 200 kg thức ăn/ngày, điều trị liên tục trong 5 – 10 ngày.

- Liều tắm: 100g thuốc /2 – 5m3 nước. Sau 24 giờ thay 20 – 30 % nước và sử dụng thuốc lại 1 – 2 lần nữa.

Cách dùng: Để trộn BayMet® với thức ăn được đều, nên trộn thuốc với 1/10 lượng thức ăn trước, sau đó trộn kỹ hỗn hợp này với lượng thức ăn còn lại. Sau đó áo dầu mực hoặc dầu ăn bên ngoài, để khô 15 phút trước khi cho lươn ăn. Với thức ăn tự chế biến nên trộn thuốc sau khi đã nấu chín, áo dầu rồi cho lươn ăn. Khi tắm nên hoà thuốc vào xô nước rồi tạt đều vào bể nuôi.

Bệnh nấm thuỷ mi

Dấu hiệu bệnh lý: Trên mình và trứng lươn xuất hiện những vùng trắng xám, quan sát kỹ sẽ thấy những sợi nấm nhỏ nhìn trong nước giống như sợi bông mềm, tua tủa. Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân thu.

Tác nhân gây bệnh: Bệnh do 2 loài nấm là Saprolegnia và Achlya kí sinh gây nên, những sợi nấm bám chặt vào da lươn, hút chất dinh dưỡng, làm lươn mất máu, yếu dần rồi chết.

Phòng bệnh: Vệ sinh bể trước khi thả lươn vào nuôi, bón vôi và xử lý Virkon® A với liều 1 kg/1.000 m3 nước trước 2 ngày. Bổ sung thêm Aqua C® Fish vào thức ăn để tăng sức đề kháng.

Trị bệnh: hoà tan 100-150g vôi tưới khắp bể; ngâm lươn vào trong nước muối 3 – 5 % trong 3 – 5 phút, ngâm trong 2 ngày, mỗi ngày một lần; hoà Sodium bicarbonate với nước tỉ lệ 0,4 ‰, tưới khắp bể nuôi; xử lý nước bằng Virkon® A với liều 1kg/1.000 m3.

Bệnh đỉa

Dấu hiệu bệnh lý: Phá hoại mô bì hút máu lươn khiến cho vi trùng xâm nhập gây ra viêm nhiễm, lươn yếu, chậm chạp kém ăn, ảnh hưởng đến sinh trưởng của lươn.

Tác nhân gây bệnh: Do đỉa bám vào phần đầu lươn.

Phòng bệnh: Dùng sản phẩm diệt ngoại kí sinh Hadaclean® A trộn vào thức ăn với liều 1 kg/200 kg thức ăn cho ăn liên tục trong 3 ngày, định kỳ 2 tuần 1 lần để phòng bệnh, đồng thời bổ sung thêm Aqua C® Fish vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho lươn.

Khi phát hiện bệnh dùng Hadaclean® A với liều 1 kg/150 kg thức ăn cho ăn liên tục từ 3 – 5 ngày. Ngoài ra, có thể dùng dung dịch sulphate đồng nồng độ 100 ppm (25 kg nước + 2,5 g sulphate đồng) để tắm trong 5 – 10 phút.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Thuận
Đăng ngày 17/11/2022
Dịch bệnh

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Nhật ký về quê

Quê hương là chùm khế ngọt, dù bạn có đi xa bao lâu thì quê hương cũng luôn mở vòng tay chào đón bạn quay trở về, nếu có một ngày bản thân cảm thấy mệt mỏi ở chốn sài gòn nhộn nhịp thì hãy tạm gác mọi chuyện về quê một chuyến nhé!

Tôm càng xanh.
• 13:44 20/05/2021

Nguyên nhân khiến tôm nuôi bị rớt

Trong quá trình nuôi tôm, nhiều bà con đã gặp tình trạng tôm rớt đáy liên tục, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Việc tôm chết rơi rạc hoặc ốm yếu trong thời gian ngắn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ các nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp bà con giảm thiểu rủi ro, đảm bảo năng suất và lợi nhuận trong nuôi trồng.

Tôm rớt đáy
• 09:31 20/03/2025

Hiện tượng cong thân, đục cơ trên tôm

Bệnh cong thân là bệnh lý phổ biến trong ngành nuôi tôm, thường bắt gặp nhiều nhất trên tôm thẻ chân trắng.

Tôm cong thân
• 10:16 11/03/2025

Tôm chết hàng loạt vì đâu? Sai sót phổ biến người nuôi hay mắc phải

Tình trạng tôm chết hàng loạt là một vấn đề nghiêm trọng gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này rất đa dạng, bao gồm các yếu tố về môi trường, dịch bệnh, và kỹ thuật nuôi trồng.

Tôm rớt đáy
• 10:07 20/02/2025

Ảnh hưởng của nấm đồng tiền đến năng suất nuôi tôm

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, bệnh nấm đồng tiền từ lâu đã trở thành thách thức lớn đối với người nuôi. Loại bệnh này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm suy giảm sản lượng và gây tổn thất kinh tế nặng nề, đặt ra nhiều khó khăn trong việc duy trì hiệu quả sản xuất.

Nấm đồng tiền
• 10:17 11/02/2025

Mối liên hệ giữa bệnh gan và bệnh đường ruột ở tôm

Gan tụy và đường ruột là hai cơ quan quan trọng, quyết định trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm trong suốt vụ nuôi.

Gan tôm
• 13:13 25/03/2025

Công nghệ Biofloc trong nuôi tôm - Nguyên lý và lợi ích kinh tế

Công nghệ Biofloc (BFT) là một trong những đổi mới quan trọng nhất trong ngành nuôi tôm thâm canh những năm gần đây.

Ao nuôi
• 13:13 25/03/2025

Khám phá “chiêu thức” tự vệ siêu độc lạ của một số sinh vật biển

Để sinh tồn trong thế giới đại dương, nhiều sinh vật biển đã hình thành nên những “chiêu thức” tự vệ để bảo vệ bản thân khỏi kẻ săn mồi đáng sợ.

Sinh vật biển
• 13:13 25/03/2025

Hơn 100 tỷ đồng được đầu tư vào công nghệ số cho thủy sản miền Tây

Ngành thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đứng trước những thách thức lớn từ ô nhiễm, dịch bệnh đến biến đổi khí hậu.

Tiền
• 13:13 25/03/2025

Ngăn ngừa 5 bệnh tôm chưa có vắc xin phòng và thuốc trị

Cục Thú y cho biết, tháng đầu năm 2025 cũng như cả năm 2024 dịch bệnh vẫn gây thiệt hại nhiều cho tôm nuôi, chủ yếu với 5 loại bệnh chưa có vắc xin phòng và thuốc điều trị. Cho nên, chủ động ngăn ngừa bệnh phát sinh là rất quan trọng để hạn chế thiệt hại.

Tôm
• 13:13 25/03/2025
Some text some message..