Một số dấu hiệu bệnh thường gặp ở cá, tép cảnh cần chú ý

Nuôi cá cảnh là thú vui của nhiều người với niềm tin chúng sẽ mang lại may mắn cho gia chủ. Khi nuôi cá cảnh, việc chăm sóc sức khỏe cho chúng là rất quan trọng. Việc nhận biết triệu chứng bệnh cũng như cách điều trị đúng cách sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Cá cảnh
Cá cảnh. Ảnh: hasilbumi.net

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các triệu chứng bệnh thường gặp ở cá cảnh và cách điều trị nhằm giúp việc nuôi cá cảnh dễ dàng hơn. Tìm hiểu về cách phòng trị bệnh giúp gia tăng tuổi thọ ở cá đồng thời tiết kiệm được các chi phí khác. 

Dấu hiệu thường gặp ở cá cảnh, tép cảnh 

Đây là một số dấu hiệu thường thấy ở cá cảnh có thể đang mắc bệnh: 

Ăn ít hoặc chán ăn 

Nếu cá bị căng thẳng hoặc bị bệnh chúng thường sẽ không ăn. Người nuôi nên thường xuyên quan sát xem trong bể còn thức ăn thừa không, theo dõi cá có ăn ngay khi thức ăn được cho vào bể hay không.  

Cá có thể ngừng ăn hoàn toàn khi mắc bệnh hoặc có thể ăn nhiều hay ít hơn bình thường và chỉ ăn một loại thức ăn nhất định. 

Vận chuyển cá đi xa, sử dụng hóa chất, thuốc vào bể nuôi hay chất lượng nước kém hoặc những tác động vật lý, tiếng động lớn đột ngột cũng là các nguyên nhân gây căng thẳng cho cá. 

Đối với tép cảnh, chúng ăn ít, sức ăn giảm đi rất nhiều thậm chí ngừng ăn. Tép cảnh hoạt động ít, nằm yên một chỗ, độ nảy yếu. Phần ngực và bàng quang của tép dễ bị bóc ra. Màu sắc cơ thể tép cảnh có màu hơi đỏ hoặc xỉn màu, bề mặt cơ thể dính, xuất hiện điểm trắng bên trong thân. Đó có thể là dấu hiệu bị bệnh đốm trắng cần bổ sung vitamin C vào thức ăn của tép cảnh 

Yếu ớt hoặc lờ đờ

Cá cảnhTheo dõi nếu thấy cơ thể cá yếu ớt bơi chậm chạp có thể do nhiệt độ nước không phù hợp. Ảnh: Tạp chí Thủy Sản

Quan sát nếu thấy cơ thể cá yếu ớt với động tác bơi chậm chạp, từng chút một không có sức sống thường không liên tục đứt đoạn hoặc cá lờ đờ thả mình trôi theo dòng nước. Nguyên nhân phổ biến là nhiệt độ nước không phù hợp. Nếu nước trong tình trạng quá nóng hoặc lạnh, cá sẽ không thích ứng kịp. Các nguyên nhân khác có thể do ăn quá nhiều hoặc chất lượng nước trong bể kém. 

Hành vi bơi thất thường 

Đối với cá, hoạt động bơi được vận động thường xuyên và hàng ngày dưới nước của chúng. Cá bơi lội bất thường được xem là một trong những triệu chứng đầu tiên cho thấy cá đang không ổn. Nguyên nhân có thể do nhiễm bệnh hoặc chất lượng nước kém. 

Cá không di chuyển hoặc chỉ bơi ở một vị trí nhất định, điều này có thể cho thấy cá bị đói hoặc có vấn đề về sức khỏe. Bơi một cách chậm chạp, mệt mỏi cho thấy cá bị đói, bị stress hoặc có vấn đề về sức khỏe. 

Cần xác định rõ các dấu hiệu để xem cá bị bệnh hay đang bị stress để nhanh chóng có hướng điều trị chính xác. 

Thở gấp gáp

Cá khi ở gần mặt nước thở hổn hển hoặc há miệng để hít thở không khí. Cá có thể thở nhanh hơn bình thường, tăng nhịp thở hoặc thở gấp. Cá thở hổn hển có thể do thiếu oxy. Nếu nồng độ oxy trong nước quá thấp hoặc có sự cạnh tranh giữa các loài cá trong bể, cá sẽ bơm nước qua mang để cung cấp oxy cho cơ thể, làm cho chúng thở nhanh hơn để tăng lượng oxy hít vào cơ thể. 

Tình trạng stress: Cá cũng có thể thở nhanh hơn khi chúng bị stress, chẳng hạn như khi chúng được chuyển từ một môi trường sống sang một môi trường mới.

Cá cảnhNuôi quá nhiều cá trong bể cũng khiến chúng căng thẳng. Ảnh: Bách hóa Xanh

Sự cạnh tranh giữa các loài cá trong bể: Khi các loài cá cạnh tranh tài nguyên như thức ăn hoặc không gian sống, chúng có thể thở nhanh hơn để tăng cường sức mạnh và đối phó với các đối thủ. 

Nếu bạn nhận thấy cá của mình đang thở gấp gáp, hãy kiểm tra các điều kiện sống của chúng và cân nhắc thực hiện các biện pháp để tăng cường chất lượng nước và giảm stress cho cá. 

Thay đổi bất thường trên cơ thể 

Thay đổi màu sắc: Khi cá bị căng thẳng, biểu hiện ở cá đĩa sẽ chuyển sang màu sẫm, trong khi các loại cá tai tượng chuyển sang màu nhạt hơn. Sự mất màu ở cơ thể cá cũng do nhiều nguyên nhân như các vấn đề về da, bệnh trong cơ thể, các yếu tố khác trong bể nuôi như oxy, ánh sáng. Nếu cá thay đổi màu trong thời gian ngắn, đó có thể là dấu hiệu của stress, bệnh tật hoặc chế độ ăn uống không tốt. 

Thay đổi hình dạng: Xuất hiện các dấu hiệu bệnh như đốm, mụn đỏ, xuất huyết,... Hay cá có thể bị sưng, cơ thể trở nên xanh xao hoặc có các khối u trên cơ thể. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh tật, vi khuẩn hoặc nấm.

Cá cảnhCá xuất hiện các dấu hiệu bệnh như đốm đen, mụn đỏ,... có thể là đang nhiễm nấm, vi khuẩn. Ảnh: Tép Bạc

Phòng bệnh hơn chữa bệnh ở cá cảnh, tép cảnh

Việc phòng bệnh cũng rất quan trọng trong nuôi trồng cá cảnh, tép cảnh và có thể nói là quan trọng hơn việc chữa bệnh sau khi cá đã bị mắc bệnh. Nuôi cá, tép trong môi trường sạch, đảm bảo chất lượng nước, thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế stress, tăng cường sức đề kháng cho cá, và thường xuyên giám sát tình trạng sức khỏe của cá là các biện pháp phòng bệnh cơ bản. 

Trong đó, bổ sung khoáng với MCP Diges giúp nâng cao khả năng hệ miễn dịch chống lại bệnh nếu sử dụng thường xuyên, cải thiện được thể trạng giúp cá hấp thu tốt thức ăn, linh hoạt hơn, bơi bình thường cũng như hô hấp và đều màu hơn. 

MCP DigesMCP Diges khoáng chất và Vitamin hỗ trợ, phục hồi sức khỏe tôm cá. Ảnh: An Bình

Hơn nữa, MCP Diges phục hồi sức khỏe ở cá sau khi bệnh, tăng sức đề kháng nếu thường xuyên sử dụng, kháng được bệnh giúp cá không bị căng thẳng. Ngoài ra, khoáng nắm vai trò quan trọng hỗ trợ trong các chức năng khác nhau, sự tăng trưởng và phát triển ở cá.  

Để vật nuôi phát triển bình thường và tăng trưởng đều đặn bạn nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để hỗ trợ trong quá trình nuôi dưỡng. Trên đây là một số thông tin chia sẻ đến bạn các dấu bệnh phát hiện bệnh cũng như phòng bệnh cho cá cảnh, tép cảnh. 

Truy cập vào Link Tepbac eShop hoặc có thể tải app Farmext, bấm vào mục cửa hàng eShop và bắt tay mua hàng ngay thôi nào!

Đăng ngày 21/02/2023
Trà Mi @tra-mi
Doanh nghiệp

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 18:00 19/04/2024

Bật mí những ưu điểm vượt trội khi xem giá thủy sản tại Farmext App

Hiểu được nỗi lo của người nuôi tôm về biến động giá cả hằng ngày, Farmext App cung cấp giải pháp cập nhật thông tin giá cả đa dạng, đầy đủ cho tất cả các loài thủy hải sản trên khắp các tỉnh thành.

Xem giá tại Farmext
• 08:00 10/04/2024

Gian hàng Tép Bạc truyền tải thông điệp hay nhất VietShrimp 2024

Vừa qua, hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 (VietShrimp 2024) tại Cà Mau đã thành công ngoài mong đợi. Trước khi bế mạc, chiều 21/3, Ban Tổ chức đã trao giải cho 7 gian hàng ấn tượng nhất ở 7 hạng mục.

Tép Bạc được trao giải
• 11:37 27/03/2024

GROBEST Việt Nam ghi dấu tại VietShrimp 2024 với mô hình nuôi tôm công nghệ cao và giải pháp dinh dưỡng toàn diện

Tham dự VietShrimp 2024, Grobest Việt Nam mang đến loạt giải pháp đột phá như mô hình nuôi tôm công nghệ cao và các sản phẩm dinh dưỡng toàn diện nhằm giúp các hộ nuôi giảm chi phí sản xuất trên 1 kg tôm, hướng đến những mùa vụ ““Năng suất cao – Chi phí thấp””.

Grobest
• 10:00 25/03/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 04:08 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 04:08 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 04:08 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 04:08 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 04:08 20/04/2024