Một số giải pháp cho vụ tôm sú 2019

Nắng nóng là điều kiện thuận lợi luôn tiềm ẩn những mối nguy cho bà con nuôi tôm đặc biệt cho một số bệnh thường xảy ra như: đốm trắng, phân trắng, hoại tử gan tụy, đầu vàng, đỏ thân trên tôm sú. Chính vì vậy, để bước vào vụ nuôi tôm sú năm 2019 gặp nhiều thuận lợi bà con cần hiểu rỏ và nắm được các giải pháp phòng chóng thích hợp.

Một số giải pháp cho vụ tôm sú 2019
Ảnh minh họa: Tomsucamausieusach

1/. Đối với ao nuôi:

Đối với ao nuôi tôm sú bán thâm canh và thâm canh bà con cần chủ động nạo vét loại bỏ các chất thải tồn dư của vụ nuôi trước ra khỏi ao nuôi, phơi khô đáy ao nuôi càng kỹ càng tốt. Gia cố, kiểm tra bờ ao nuôi để chống thất thoát nước trong quá trình nuôi, tìm cách tiêu diệt các vật chủ trung gian trong vụ nuôi trước như: ốc, cua, cồng, trứng cá..

Đối với những ao nuôi có rong tảo phát triển nhiều trong vụ nuôi trước như: rong mền, rong đuôi chồn... cần phải loại bỏ ra khỏi ao nuôi và phơi nắng cho các bào tử của rong chết hết, trường hợp ao nuôi không phơi được thì phải dùng hóa chất để xử lý diệt rong trước khi cấp nước vào nuôi. Trong vụ nuôi cần cấp nước đủ từ 1,2 - 1,5m và gây màu để tránh hiện tượng rong, tảo phát triển ở đáy ao gây ảnh hưởng cho tôm sú.

Bà con cần dành từ  20 - 30%  diện tích phù hợp để làm ao chứa, ao lắng đây là vấn đề rất cần thiết cho quá trình cấp nước và xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi nhằm hạn chế những rủi ro do dịch bệnh gây ra.

2/. Đối với nguồn nước cấp vào:

Bước vào vụ nuôi 2019, nguồn nước để cấp vào nuôi tôm sú trên địa bàn toàn tỉnh rất chủ động, hiện nay độ mặn tại các vùng nuôi tôm sú trên địa bàn đạt: 10 - 150/00, có những vùng nuôi lên đến trên 200/00. Tuy nhiên, đây là một trong những vấn đề gây nhiều bất lợi cho bà con nuôi tôm sú. Cuối năm 2018 và đầu năm 2019, thời tiết trên địa bàn toàn tỉnh gặp nhiều bất lợi rét đậm, rét hại, mưa gió, lủ lụt như các năm trước không xảy ra, hạn hán kéo dài nên nguồn nước phục vụ cho nuôi tôm sú năm 2019 luôn luôn có và ổn định, đây là một trong những nguyên nhân bước đầu gây bất lợi cho vụ nuôi tôm sú năm nay. Vì nguồn nước là một yếu tố ban đầu rất quan trọng, nếu không xảy ra hiện tượng lũ lụt như các năm trước để đẩy tất cả những tồn dư, dịch bệnh của vụ nuôi trước ra biển trả lại cho các nhánh sông, kênh rạch một môi trường an toàn về dịch bệnh thì môi trường đó vẫn tồn tại và càng phát triển ở các nhánh sông, kênh rạch cho vụ nuôi tôm sú những năm tiếp theo.

Để đảm bảo cho tính an toàn tuyệt đối cho vụ nuôi tôm sú chính vụ, bà con cần chủ động trong việc lựa chọn những con nước tốt để cấp vào ao nuôi. Việc cấp nước vào ao nuôi cần có tính đồng bộ và theo dõi kỷ các con nước lên xuống trong ngày.

Quá trình cấp nước vào ao nuôi bà con cần kiểm soát chặt chẻ các đối tượng là vật chủ trung gian như cua, còng, cá... là nguồn gây bệnh chính trên tôm sú nuôi. Cấp nước vào ao phải qua túi lắng lọc nhiều lớp.

Cấp nước vào một lần đạt yêu cầu từ: 1,2 - 1,5m, sau đó tiến hành xử lý nước trước khi thả tôm bằng các hóa chất có trên thị trường như: Clorin, Thuốc tím, ....

Gây màu nước tốt trước khi thả tôm giống là vấn đề cần thiết đối với nuôi tôm sú,  màu nước tạo điều kiện cho phiêu sinh vật phát triển, giảm độ trong của nước, che bớt ánh sáng, hạn chế sự phát triển của rong, tảo ở đáy ao, giảm sự dao động nhiệt độ nước, tăng lượng ôxy hòa tan, màu nước trong ao tốt, thức ăn tự nhiên trong ao xuất hiện nhiều rất có lợi cho tôm, nhất là giai đoạn đầu khi thả tôm giống, sinh vật phù du phát triển sẽ làm giảm các chất độc hại, tránh gây sốc cho tôm.

Kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi đảm bảo các thông số kỹ thuật trước khi thả giống.

3/. Đối với con giống:

Trên địa bàn tỉnh ta việc nuôi tôm sú thâm canh trong ao đất mỗi năm chỉ một vụ nuôi vì vậy để chuẩn bị tốt cho vụ nuôi đạt hiệu quả cao thì vấn đề về con giống là khâu quan trọng quyết định đến 60 - 70% sự thành công. Hiện nay đối với nguồn tôm sú giống trên địa bàn tỉnh ta rất ít đơn vị sản xuất giống tôm sú, chính vì vậy đa số bà con nuôi tôm chủ yếu tập trung vào bắt giống tại các địa bàn như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận những tỉnh này là một trong những cái nôi cung cấp giống tôm sú cho cả nước. Nguồn tôm giống tại các cơ sở cung cấp này có rất nhiều nguồn khác nhau như giống tôm chợ để thả cho các khu vực miền tây nuôi theo hình thức tự nhiên xen ghép tôm cua cá, giá tôm này rất rẻ chỉ từ 20 - 30đồng/con, nguồn tôm giống nuôi theo hình thức BTC có giá từ 40 - 50đồng/con và không có kiểm dịch, cuối cùng là nguồn tôm giống nuôi theo hình thức TC có giá từ 80 - 120đồng/con. Để lựa chọn được nguồn tôm giống tốt bà con cần trực tiếp đi bắt để kiểm tra kỷ trước khi mua là vấn để cần thiết. Nếu không có điều kiện để đi bắt thì bà con có thể gửi giống tại các cơ sở chuyên đi bắt giống để có được chất lượng con giống tốt nhất.

Để có con giống tốt, con giống phải khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, không phân đàn, được mua từ những cơ sở và công ty có uy tín. Trước khi mua tôm phải chắc chắn rằng lô tôm giống đó đã được kiểm dịch, không ủ bệnh, có thể kiểm tra sức khỏe của tôm bằng phương pháp sốc formol, sốc nước ngọt, sau cùng là kiểm tra con giống bằng phương pháp PCR. Cần kiểm tra độ mặn và pH nước của nơi sản xuất giống và ao nuôi của mình để có sự điều chỉnh cho phù hợp trước khi thả giống.

Thả giống đúng theo lịch thời vụ đã được khuyến cáo của sở NN&PTNT Quảng Trị.

Mật độ thả tùy vào mức đầu tư và kinh nghiệm kỹ thuật của bà con nông dân. Có thể thả từ 15 - 30con/m2.

Trên đây là một số giải pháp bước đầu cho vụ nuôi tôm sú năm 2019. Chúc bà con có một vụ nuôi thành công.

TTKKN Quảng Trị
Đăng ngày 07/04/2019
Phan Văn Phương
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 18:40 17/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 18:40 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 18:40 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 18:40 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 18:40 17/11/2024
Some text some message..