Một số giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ Semi-biofloc

Biofloc hiện là công nghệ được sử dụng phổ biến nhất trong nuôi tôm thâm canh. Nó dựa vào việc điều khiển vi khuẩn có lợi hiệu quả để giảm thiểu nhu cầu thay nước và thúc đẩy tái sử dụng chất dinh dưỡng trong ao góp phần giảm chất thải và nhu cầu protein bổ sung.

Mô hình nuôi
Ứng dụng công nghệ Semi-biofloc trong NTTS. Ảnh: NTN

Biofloc chiếm không gian đáng kể trong nước và trong ruột tôm, do đó hạn chế các khoảng trống tiềm năng cho mầm bệnh phát triển và cung cấp cơ sở dinh dưỡng đa dạng hơn, cải thiện khả năng tiêu hóa, lượng dinh dưỡng sẵn có và lượng hấp thụ. 

Ưu điểm của công nghệ Biofloc

Bản thân các flocs rất giàu protein và cung cấp cho cá và tôm một nguồn vitamin và phốt pho tốt. Việc cho phép các khối vi sinh vật sinh sôi nảy nở có thể cải thiện chất lượng nước và cố định nitơ độc hại. 

Vì vậy, các chỉ số năng suất cao hơn với hệ thống khi so sánh với các kỹ thuật nuôi trồng thủy sản thông thường. Biofloc có thể làm giảm tỷ lệ tử vong, tăng sự phát triển của ấu trùng và cải thiện tốc độ tăng trưởng của các loài nuôi.

Đo flocĐo hàm lượng floc trong ao nuôi tôm. Ảnh NTN

Ưu điểm chính khác của công nghệ Biofloc nằm ở tỷ lệ sử dụng đất và nước được cải thiện. Do hệ thống này dựa vào việc trao đổi nước hạn chế (hoặc gần như bằng không), tác động môi trường tổng thể của quá trình sản xuất là thấp. Việc giảm lượng nước đầu vào làm giảm ô nhiễm và cho phép đảm bảo an toàn sinh học cao hơn trong quá trình sản xuất.

Dựa trên nền tảng khoa học nêu trên, công nghệ Semi-Biofloc có sự hiện diện của tảo trong hệ thống nuôi và mật độ biofloc ở mức 1,5 - 2,5 ml/lit; sử dụng ao nhỏ, lót bạt HDPE diện tích 500 - 1.000 m2 không có mái che, chủ động loại bỏ chất thải bằng biện pháp siphon để giảm tải cho môi trường nuôi. Đi kèm với thiết kế chuẩn về công trình nuôi, phụ trợ và trang thiết bị, đảm bảo mức độ khuấy đảo và hàm lượng oxy hòa tan cần thiết. Chủ động về thành phần vi khuẩn dị dưỡng trong hệ thống bằng cách tạo và duy trì biofloc chức năng.

Nói một cách khác, công nghệ Semi- Biofloc có rất nhiều đặc điểm ưu việt, bao gồm: Độ an toàn sinh học cao hơn. Khả năng tự làm sạch giúp nuôi tôm không cần thay nước. Biến chất thải thành nguồn dinh dưỡng bổ sung cho tôm nuôi, giảm một phần chi phí thức ăn. Giảm giá thành sản phẩm nhờ giảm chi phí sản xuất, thông qua việc tiết kiệm chi phí thay nước, xử lý nước và sử dụng hóa chất, kháng sinh. Tạo sản phẩm nuôi có chất lượng cao.

Thay thế cách nuôi truyền thống, Semi-Biofloc có thể được coi là một lựa chọn an toàn hơn, hiệu quả hơn cho nuôi tôm mật độ cao, nhờ nuôi không thay nước, hệ thống công trình được thiết kế đảm bảo an toàn sinh học và sử dụng biofloc để ức chế vi sinh vật gây bệnh mà bệnh tôm rất hiếm khi xảy ra trong các ao nuôi áp dụng. Hiệu suất sử dụng tài nguyên nước của công nghệ này rất ấn tượng, tổng lượng nước khoảng 60.000 m3/ha/vụ (giảm 50% so với cách nuôi cũ).

Mô hình nuôiAo nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ Semi-Biofloc. Ảnh: NTN

Về mặt dinh dưỡng, hạt biofloc có giá trị dinh dưỡng rất tốt, là nguồn thức ăn mà tôm nhỏ ưa thích. Tôm post ương trong bể hoặc ao có biofloc thích ăn hạt biofloc hơn là thức ăn công nghiệp được người nuôi cung cấp. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của các ao nuôi theo công nghệ biofloc thường thấp một phần là nhờ vào nguồn dinh dưỡng bổ sung này. Quan trọng hơn, biofloc được cho là có tác dụng kích thích tăng trưởng của tôm nuôi. Tôm nuôi trong hệ thống biofloc thường lớn nhanh hơn so với bình thường khoảng 20 - 25%, rút ngắn vụ nuôi.

Giải pháp ứng dụng rộng rãi theo hướng bền vững

Từ những phân tích trên, để tiếp tục ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nghề nuôi tôm theo hướng bền vững, cần tập trung thực hiện một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, cần có chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho người nuôi có điều kiện tiếp cận nguồn vốn để đầu tư theo đúng quy trình công nghệ.

Thứ hai, các hộ nuôi phải tích cực quản lý các ao biofloc để ngăn chặn sự tích tụ nitrit và giữ mức độ kiềm duy trì trong phạm vi yêu cầu, bổ sung kiềm khi cần. Giám sát sức khỏe tôm nuôi và chỉ số môi trường vì bioflocs có thể làm tăng mức độ chất rắn lơ lửng trong nước, khiến tôm dễ bị ảnh hưởng. Việc tối ưu hóa hệ thống sục khí và quạt nước trong ao nuôi là vô cùng quan trọng để giảm chi phí sản xuất và giảm tải cho lưới điện ở những nơi nuôi tôm theo công nghệ Semi-Biofloc phát triển. Vì thế, tất cả các cơ sở nuôi tôm nhất thiết phải giám sát, báo động và cung cấp điện khẩn cấp, nên đầu tư lắp đặt máy phát điện và thậm chí là cả máy phát điện dự phòng. 

Thứ ba, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho các cán bộ kỹ thuật để áp dụng nhuần nhuyễn công nghệ Semi-Biofloc. Hiện tại, các nhà nghiên cứu chưa có một bức tranh đầy đủ về cách thức hoạt động của từng cụm vi sinh vật riêng lẻ hoặc cách làm cho chúng sinh sôi nảy nở theo cách có thể dự đoán được. Cán bộ kỹ thuật cần trau dồi khả năng đánh giá tình hình, khả năng dự báo diễn thế của hệ thống thông qua những quan sát, đo đạc hàng ngày để có tác động phù hợp, đúng cách, đúng lúc.

Thứ tư, hệ thống nuôi Semi-Biofloc yêu cầu một khoảng thời gian khởi động và sản lượng không phải lúc nào cũng nhất quán giữa các mùa. Chủ động cung cấp, kiểm soát chất lượng và số lượng nguyên vật liệu cung cấp ban đầu sẽ giúp cho việc áp dụng công nghệ đạt hiệu quả. Chuẩn hóa toàn bộ nguyên vật liệu sử dụng trong qui trình về nguồn gốc, định mức kỹ thuật và cách sử dụng. Vận hành theo qui trình cụ thể, rõ ràng, dễ thực hiện.

Thứ năm, điều kiện cơ sở hạ tầng, thổ nhưỡng mỗi vùng miền khác nhau. Vì vậy, ứng dụng linh hoạt công nghệ Semi-biofloc một cách phù hợp với khả năng cần được chú trọng. Diện tích ao nuôi từ 500 m2 đến 1000 m2 được cho là phù hợp hiện nay.

Đăng ngày 22/03/2023
NTN @ntn
Nuôi trồng

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 15:41 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 15:41 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 15:41 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 15:41 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 15:41 25/04/2024