Mùa càng cúm ở La Gi

Theo những ngư dân ở khu vực cảng cá La Gi mùa đánh bắt càng cúm là từ tháng Ba cho tới tháng Bảy, tháng Tám. Lúc này, ven biển khu vực Bình Thuận lúc nào cũng có càng cúm.

Mùa càng cúm ở La Gi
Càng cúm

Món quà đại dương

Nhìn bề ngoài, cúm núm (hay còn gọi là càng cúm) có hình dáng thô ráp, xù xì, đôi càng chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể. Cúm núm sống phân bố ở nhiều vùng biển ven bờ, đặc biệt là khu vực biển miền Trung, miền Đông và cả ở miền Tây Nam bộ. Thời gian này, cúm núm là nguồn thu chủ yếu của ngư dân vùng biển La Gi, Hàm Tân, Bình Thuận. Ngay sau khi khai thác, ngư dân chỉ lấy hai chiếc càng to của cúm núm, bỏ hẳn phần thân.

“Thực tế, không có ngư dân nào đi biển chỉ đánh bắt riêng càng cúm mà thường là đánh bắt nhiều loại hải sản khác, nhưng những ghe bắt cua, tôm, ghẹ… là những ghe thường xuyên bắt được càng cúm. Như ghe gia đình tôi, có ngày bắt được tới hai chục ký lô càng cúm chứ không ít” - ông Đinh Văn Hòa, một ngư dân ở đây chia sẻ.

Cũng theo ông Hòa, phương pháp khai thác thủy sản giáp xác của ngư dân La Gi tương đối giống nhau là sử dụng lưới để kéo. Có thể là lưới đơn hoặc kéo đôi, tùy theo trang bị tàu và ngư trường. “Lưới kéo giáp xác thường đánh bắt khó khăn hơn so với đánh bắt cá, mực bởi loài giáp xác thường sống lẫn vào các khối san hô, đá dưới tầng đáy biển. Nếu không tính toán kỹ hay nắm rõ địa chất ngư trường thì ngư cụ hư hỏng hết. Hầu hết ngư dân chỉ kéo lưới ở tầng sát đáy hoặc thả lưới ở tầng đáy để chờ đợi chúng đi qua mà thôi”, ông Hòa cho biết thêm.

Mặc dù săn bắt khó khăn, nhưng theo nhiều ngư dân ở cảng La Gi, sơ chế càng cúm nói riêng và các loài thủy sản giáp xác nói chung mới là khâu khó khăn nhất. “Ghe của tôi có 4 phiến lưới, làm nghề thả bẫy giáp xác ở ngoài khơi Bình Thuận. Mùa này, các loài như càng cúm, cua, ghẹ, ốc… là sản phẩm chính. Sau khi rút lưới lên ghe, ngư dân phải gỡ chúng ra ngay.

Lúc này, những hải sản dính lưới thường bám chặt vào mắt lưới, rất khó gỡ. Nếu không có kinh nghiệm thì có thể còn làm hư hỏng lưới nữa. Vì thế, những ghe lưới này thường có đông lao động hơn để sơ chế hải sản gỡ được. Sau khi gỡ, lưới được thả xuống cho mẻ tiếp theo. Tuy nhiên, nếu cua, ghẹ, ốc gỡ xong là đóng bao đưa về cảng thì cúm núm còn phải bẻ càng, vứt phần thân đi”, anh Đào Văn Kiên, một ngư dân khác vừa cập ghe vào cảng vừa kể.

đặc sản, thủy sản đánh bắt thủy sản, càng cúm, hải sản

 Những mẻ lưới có nhiều càng cúm

Đặc sản ngày càng khan hiếm

Hiện nay, khai thác cua ghẹ biển khó một thì khai thác càng cúm khó gấp 3 - 4 lần bởi chúng là loài không quá thông dụng. Bù lại, càng cúm có giá trị cao, được nhiều người săn lùng. “Mỗi ký càng cúm có giá tới 120.000 đồng tại cảng, trong khi ghẹ chỉ khoảng 70.000 - 80.000 đồng. Tuy nhiên, cũng không dễ để có được càng cúm vì chúng chỉ xuất hiện theo mùa và sản lượng cũng không nhiều. Đặc biệt, cua ghẹ lại dễ nuôi nên hiện nay, ngư dân ven biển có thể dễ dàng nhân giống, nuôi trong các lồng bè trên biển chứ càng cúm là sản phẩm tự nhiên. Đó cũng chính là lý do khiến càng cúm luôn được chúng tôi ưu tiên thu mua và đem về thành phố ngay khi ghe thuyền cập cảng”, bà Sáu, một chủ thu mua hải sản ở khu cảng La Gi kể.

Theo bà Sáu, càng cúm có giá trị sử dụng tương đương như cua ghẹ bởi phần thịt chắc và ngọt. Tuy nhiên, phần thân của con cúm núm lại không có nhiều giá trị sử dụng bởi chúng rỗng như chiếc vỏ hộp… có chân vậy. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu của một số người cũng bắt đầu thay đổi. “Năm nay, có nhiều mối hàng ở TPHCM đặt mua cúm núm nguyên con. Nghĩa là dù không sử dụng nhưng họ vẫn mua nguyên con cúm núm về, sau đó tự bẻ càng để ăn. Riêng những nhà hàng, họ còn quan tâm nhiều đến giá trị thẩm mỹ. Vì thế, nếu đặt con cúm núm trên dĩa sẽ đẹp hơn là chỉ đặt hai chiếc càng, dù phần thân của chúng không có giá trị sử dụng”, bà Sáu chia sẻ thêm.

Thời gian này đang là mùa cao điểm khai thác hải sản của ngư dân ở khắp vùng ven biển nước ta, cảng cá La Gi - một trong những cảng cá lớn của tỉnh Bình Thuận luôn nhộn nhịp ghe thuyền. Ngày nào cũng có hàng trăm tấn hải sản được cập cảng, phân loại để đưa đi tiêu thụ. Trong số đó, càng cúm chính là loại hải sản có giá trị ở đây.

Báo GDTĐ
Đăng ngày 20/05/2019
Đoàn Xá
Đánh bắt

Tàu khai thác cá ngừ rộn ràng cập cảng

Đầu năm mới, tàu khai thác cá ngừ ở các địa phương miền Trung rộn ràng cập cảng sau chuyến biển dài ngày thắng lợi, tạo không khí phấn khởi bao trùm. Góc nhìn khác, ở Nhật Bản có phiên đấu giá cá ngừ đầu năm tại chợ truyền thống Toyosu, một con cá ngừ vây xanh được mua 1,32 triệu USD như báo hiệu điềm lành.

Cá ngừ vây xanh
• 11:21 10/02/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:53 24/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 03:28 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 03:28 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 03:28 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 03:28 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 03:28 17/02/2025
Some text some message..