Mưu sinh mùa nước nổi

Trận mưa lúc sáng sớm khiến hầu hết các hoạt động tại chợ cá Trường Xuân (huyện Tháp Mười – Đồng Tháp) như dừng hẳn lại. Khi mưa ngớt hạt, chiếc xuồng máy đầu tiên vừa ghé bến chợ, anh Lê Đức Tuấn ở xã Thạnh Lợi buông lái, xốc nhanh bao cua đồng lên bờ cân bán cho nhà vựa.

Cá trê
Nước đổ xuống đột ngột, rút đi nhanh, khai thác của người dân vì vậy cũng ít hơn.

“Giá mua cua mùa này 9.000 đồng/kg, tui bán bao cua hồi nãy được hơn 200.000 đồng”, Tuấn chia sẻ. Đôi môi tái mét, nhét vội tiền vô túi rồi chạy trở lại chiếc xuồng nổ máy, anh nói với lại: “Tui chạy riết giờ phải về nhà thay đồ mới được, lạnh lắm rồi, mai gặp nữa mà…” Ông Nguyễn Hữu Tính, kinh doanh cá, cua, lươn, chuột… ở chợ Trường Xuân giải thích giùm cho Tuấn: “Mấy người đó họ lặn hụp cả đêm rồi, sáng ra lại mang những thứ gì bắt được ra đây bán lấy tiền rồi chạy về nghỉ ngơi để tối lại đi tiếp”.

Chợ Trường Xuân là chợ tự phát từ lâu đời, nhưng nhờ địa bàn giáp ranh, nơi đây gần như là chợ đầu mối thu gom thuỷ sản từ các huyện vùng lũ tỉnh Đồng Tháp như: Tam Nông, Thanh Bình, Tân Hồng… và các huyện lân cận thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang… Từ đây, các sản phẩm từ đồng nước lại đi TP.HCM, các tỉnh Đông Nam bộ... Theo ông Nguyễn Văn Dũng, ban quản lý chợ Trường Xuân, cua đồng chiếm sản lượng lớn nhất ở chợ Trường Xuân, mỗi ngày phải có tới 5 – 6 tấn cua từ chợ này được cung cấp đi các nơi. Đầu mùa (tháng trước) giá cua dớn – bắt được bằng cách đặt dớn nên cua có nhiều kích cỡ khác nhau – chỉ khoảng 5.000 đồng/kg, cua lọp (đặt lọp bắt được) con lớn hơn thì giá khá hơn khoảng 9.000 – 10.000 đồng/kg… “Tội nghiệp, có người vác cả bao cua (20kg) ra tới chợ chỉ bán được khoảng 100.000 đồng”, ông Tính nói.

Ăn theo mùa lũ bằng 50 cặp lọp đặt cá lóc và khoảng 500m lưới 3 màng, ông Nguyễn Văn Nhiễu ở xã Phú Cường (huyện Tam Nông) cùng mấy người con trai cứ chống xuồng đi mỗi khi chiều xuống và trở về khi mặt trời mọc trở lại. Sản phẩm mang về thường là các loại cá, đôi khi còn có cả một bao rắn mối. Ông Nhiễu xoa xuýt mô tả: “Thấy ham lắm, nước ngập cao, rắn mối, chuột… chỉ còn đường lên cây để thở, mùa này bắt chuột, rắn mối giống như bắt ốc vậy”.

Hơn tháng trước, người dân vùng lũ đánh giá năm nay Đồng Tháp sẽ đón mùa lũ đẹp.

Đầu tháng 8, cá linh non đầu mùa về chợ Trường Xuân rất nhiều với giá khoảng 50.000 đồng/kg. Đến cuối tháng 9, tổng lượng cá đồng các loại về chợ mỗi ngày ước khoảng 6 – 7 tấn, cá lóc đẹp (loại 1 khoảng nửa ký/con) cũng có giá 90.000 – 100.000 đồng/kg, cá linh giữa mùa cũng khoảng 20.000 – 25.000 đồng/kg… dân nghèo vùng lũ cũng kiếm sống được. Nhưng đỉnh lũ dâng đột ngột trong con nước vừa rồi đã khiến sản lượng đánh bắt sụt giảm suốt cả tuần. Theo kinh nghiệm, lão nông Lê Minh Kha ở xã Tân Kiều (huyện Tháp Mười) cho rằng: “Nước đổ xuống “nột” (đột ngột) như vậy thường cũng rút đi nhanh nên thời gian nước cầm đồng ngắn lại, khai thác của người dân vì vậy cũng ít hơn”. Hớp một ngụm trà, nhìn ra cánh đồng ngập nước trắng xoá trước nhà, ông Kha lẩm bẩm: “Coi vậy chứ hổng phải dễ ăn đâu nhe!”

Ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp), lũ dâng cao trên đồng đã tạo điều kiện để nông dân nuôi gần 528ha tôm càng xanh. Giá tôm đang ở mức cao, nhưng người nuôi vẫn lo lắng diễn biến lũ thất thường: nước dâng cao đột ngột nhưng rút nhanh… và giá tôm thương phẩm mùa thu hoạch vì thế vẫn bấp bênh.

Sài Gòn Tiếp Thị
Đăng ngày 14/10/2013
bài và ảnh: Ngọc Tùng
Đánh bắt

Tàu khai thác cá ngừ rộn ràng cập cảng

Đầu năm mới, tàu khai thác cá ngừ ở các địa phương miền Trung rộn ràng cập cảng sau chuyến biển dài ngày thắng lợi, tạo không khí phấn khởi bao trùm. Góc nhìn khác, ở Nhật Bản có phiên đấu giá cá ngừ đầu năm tại chợ truyền thống Toyosu, một con cá ngừ vây xanh được mua 1,32 triệu USD như báo hiệu điềm lành.

Cá ngừ vây xanh
• 11:21 10/02/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:53 24/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 06:10 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 06:10 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 06:10 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 06:10 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 06:10 17/02/2025
Some text some message..