Mỹ cáo buộc Trung Quốc lợi dụng chứng nhận để “trốn” kiểm kháng sinh

Mỹ cáo buộc Trung Quốc trộn lẫn tôm đánh bắt tự nhiên với tôm nuôi để trốn tránh quy định kiểm tra dư lượng kháng sinh.

Tôm
Trung Quốc có dùng dán nhãn tôm đánh bắt cho tôm nuôi hay không?

Liên minh Tôm miền Nam có trụ sở tại Florida đang yêu cầu các nhà lập pháp Mỹ thu hồi chứng nhận khai thác tôm hoang dã đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc. Các lô sản phẩm tôm được Trung Quốc dán nhãn tôm đánh bắt tự nhiên bị cáo buộc là trộn lẫn với tôm nuôi để đánh lừa kiểm tra dư lượng kháng sinh.

Chứng nhận này nằm trong chương trình bảo tồn rùa biển của Mỹ, yêu cầu các tàu đánh bắt tôm thương mại phải sử dụng thiết bị loại trừ rùa biển (TEDs) để ngăn chặn gây tai nạn cho rùa biển do mắc phải lưới kéo tôm. Chương 609 của Luật 101-162 Mỹ quy định việc cấm nhập khẩu tôm và các sản phẩm tôm được đánh bắt bằng phương pháp có thể ảnh hưởng bất lợi tới các loài rùa biển. Mỹ cũng cấm nhập khẩu tôm từ tất cả các nước không được chứng nhận, trừ khi chúng là tôm nuôi hoặc được đánh bắt ở các vùng nước lạnh, nơi không thể tìm thấy rùa biển hoặc bằng các kỹ thuật khai thác chuyên dụng không đe doạ tới rùa biển.

Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cấp chứng nhận tôm đánh bắt tự nhiên của Trung Quốc không gây hại cho quần thể rùa biển hoang dã. Tuy nhiên, Liên minh Tôm miền Nam cho rằng số lượng tôm đánh bắt tự nhiên nhập khẩu từ Trung Quốc là quá nhiều và bất hợp lý, phía Trung Quốc có thể đã lạm dụng chứng nhận này khi giả mạo tôm nuôi thành tôm đánh bắt tự nhiên. Vì những quy định nhập khẩu của FDA đối với tôm chỉ áp dụng cho tôm nuôi, khi dán nhãn tôm đánh bắt tự nhiên thì Trung Quốc sẽ dễ dàng vượt qua quy định kiểm tra kháng sinh.

Ngoài ra, một số nhóm bảo tồn rùa biển có trụ sở tại Trung Quốc cho rằng các thiết bị làm hại rùa thật ra vẫn chưa được lắp đặt phổ biến các tàu đánh cá Trung Quốc. Ngoài ra, việc mở rộng nuôi trồng thủy sản ven bờ cũng xâm chiếm môi trường sống của rùa biển. Nếu tất cả các cáo buộc được chứng minh là sự thật thì Trung Quốc đã không thực hiện tốt cam kết và có thể sẽ bị thu hồi chứng nhận khai thác tôm có bảo vệ rùa biển. 

Xuất khẩu tôm của Trung Quốc đến thị trường Mỹ đã giảm 60% trong năm 2019 do mức thuế cao hơn và thay đổi xu hướng tiêu dùng. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn đứng thứ bảy về tổng lượng tôm xuất khẩu sang Mỹ. Tuy hầu hết tôm đánh bắt tự nhiên ở Trung Quốc được tiêu thụ trong thị trường nội địa nhưng nguy cơ bị rút chứng nhận khai thác tôm có bảo vệ rùa biển cũng sẽ tác động đến ngành tôm Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh khó tìm thị trường xuất khẩu do dịch bệnh như hiện nay.

Đăng ngày 02/04/2020
Hoài An
Thế giới

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma cà rồng
• 12:02 17/09/2024

Tôm Indonesia: Tính cạnh tranh vượt trội và cơ hội chinh phục thị trường toàn cầu

Tôm Indonesia đang nổi lên như một ứng viên tiềm năng trên thị trường thủy sản toàn cầu, nhờ vào chất lượng tự nhiên vượt trội và sự tăng trưởng ổn định trong sản lượng.

Trại tôm
• 14:00 10/09/2024

Ngành tôm Ấn Độ mất 500 triệu đô la vì lệnh cấm của Hoa Kỳ

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu chủ chốt, áp đặt lệnh cấm đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ quốc gia này.

Tôm thẻ
• 11:10 09/09/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 09:56 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 09:56 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:56 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 09:56 18/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 09:56 18/10/2024
Some text some message..