Mỹ nâng thuế chống bán phá giá tôm Ấn Độ lên 2,34%

Bộ Thương mại Mỹ (DoC) vừa nâng thuế chống bán phá giá đối với tôm Ấn Độ từ 0,84% lên 2,34% theo kết quả sơ bộ đợt rà soát hành chính năm 2016 – 2017 của cơ quan này.

Mỹ nâng thuế chống bán phá giá tôm Ấn Độ lên 2,34%
Ảnh minh họa: ALGE
Đợt rà soát hành chính này báo cáo rằng các nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ đã bán dưới giá thông thường các mặt hàng tôm sang thị trường Mỹ trong năm rà soát và là đối tượng của thuế chống bán phá giá. Quyết định này sẽ không tác động đến xuất khẩu tôm của Ấn Độ trừ khi có kết quả cuối cùng của đợt rà soát, dự kiến trong 120 ngày sau báo cáo sơ bộ, được chấp thuận bởi DoC.

Ấn Độ là nước xuất khẩu tôm lớn nhất sang thị trường Mỹ trong năm 2017, với thị phần 32% sau khi một loạt các nhà sản xuất tôm tại châu Á, như Thái Lan, chịu thiệt hại do dịch bệnh. Thuế chống bán phá giá được tính toán sau khi khảo sát riêng lẻ bắt buộc 2 trong số gần 231 nhà xuất khẩu Ấn Độ. Thuế chống bán phá giá lên tôm từ Việt Nam áp ở mức 25,39% trong năm rà soát trên. Các nhà xuất khẩu thủy sản trả một khoản đặt cọc tiền mặt dựa trên kết quả rà soát hành chính và mức thuế chính phủ Mỹ tính toán trong đợt rà soát này. DoC tiến hành các rà soát như vậy theo định kỳ để cập nhật và đánh giá các mức thuế. Chính phủ áp thuế chống bán phá giá lên tôm nước ấm đông lạnh của Ấn Độ từ năm 2004 và cho rằng tôm Ấn Độ gây thiệt hại cho nông dân sản xuất tôm tại Mỹ.

Liên minh Các ngành tôm vùng vịnh (COGSI), hiệp hội của các nông dân nuôi tôm, đang chống lại các hoạt động nhập khẩu tôm nuôi vào Mỹ, cáo buộc rằng tôm nhập khẩu có giá thấp giả tạo, gây áp lực giảm giá nội địa, suy yếu doanh số tôm nội địa, hủy hoại các cơ hội việc làm và làm mất đi toàn bộ biên lợi nhuận của các nhà sản xuất nội địa.

Tác động của thuế chống bán phá giá từ năm 2004 là rất lớn đối với xuất khẩu tôm của Ấn Độ. Số công ty xuất khẩu tôm của Ấn Độ sang thị trường Mỹ giảm từ 228 xuống còn chưa đầy 75 vào thời điểm áp thuế chống bán phá giá. Hiện mức thuế áp cho tôm nhập khẩu từ Ấn Độ là 0,84%. Trong vài năm qua, xuất khẩu tôm Ấn Độ bù đắp được thiệt hại do thuế chống bán phá giá tại Mỹ từ năm 2004 nhờ sản xuất tôm thẻ, vốn rẻ hơn so với tôm sú truyền thống.

Năm 2016-17, Ấn Độ đã xuất khẩu 134.948 tấn thủy sản, chủ yếu là tôm đông lạnh và cá đông lạnh, sang thị trường Mỹ. Xuất khẩu thủy sản Ấn Độ trong năm tài khóa 2017-18 dự báo vượt 6 tỷ USD, chủ yếu nhờ tăng trưởng nuôi trồng, tăng công suất thiết kế và các điều kiện thị trường thuận lợi.
Financial Express
Đăng ngày 14/03/2018
Gappingworld
Thế giới

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 10:26 27/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 22:09 27/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 22:09 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 22:09 27/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 22:09 27/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 22:09 27/01/2025
Some text some message..