Năm 2019: Khánh Hòa sẽ sản xuất hơn 9,5 tỷ con giống thủy sản

Theo kế hoạch của ngành thủy sản, năm 2019, toàn tỉnh Khánh Hòa có 427 cơ sở sản xuất giống thủy sản, dự kiến tổng sản lượng sản xuất giống phục vụ nhu cầu của người nuôi trong và ngoài tỉnh lên đến khoảng 9,5 tỷ con. Bên cạnh đó, công tác giám sát các trại giống cũng được tăng cường.

Năm 2019, Khánh Hòa sẽ sản xuất hơn 9,5 tỷ con giống thủy sản
Tôm giống. Ảnh: Internet

Trong đó, có 75 sơ sở sản xuất tôm giống, 330 cơ sở sản xuất giống các loại nhuyễn thể, còn lại là cơ sở sản xuất giống cá biển và sản xuất giống cá nước ngọt. Ngoài ra, toàn tỉnh sẽ nhập khẩu thêm các giống cá biển, tôm hùm từ nơi khác để phục vụ cho nhu cầu nuôi thương phẩm.

Để đảm bảo hiệu quả nuôi hiện nay, ngành chức năng cũng đã xây dựng kế hoạch giám sát các cơ sở sản xuất giống, quản lý tốt con giống từ khâu sản xuất, kiểm dịch đến cung ứng cho người nuôi, nhất là đối với lượng giống thủy sản nhập khẩu, nhằm ngăn chặn dịch bệnh có thể xảy ra. Đồng thời, ngành thủy sản cũng đã khuyến cáo bà con cần lựa chọn các cơ sở uy tín, được cấp giấy cũng như xác nhận về kiểm dịch. Hiện tỉnh cũng đang gấp rút xem xét, cấp chứng nhập đầu tư để các doanh nghiệp thực hiện các dự án sản xuất giống thủy sản với quy mô lớn ở Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa, để đảm bảo nguồn cung trong vài năm tới.

Khánh Hòa: Tăng cường kiểm soát tàu cá theo Luật thủy sản mới

Nhằm khắc phục những hạn chế để hoàn thiện 9 khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) trong hoạt động đánh bắt thủ sản, Trong suốt thời gian qua, lực lượng chức năng Khánh Hòa đã tăng cường kiểm soát tàu cá, cũng như hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản của ngư dân. Từng bước đưa hoạt động của bà con ngư đảm bảo đúng quy định.

Ngoài việc thành lập 4 văn phòng đại diện nghề cá, tại các khu vực cảng cá lớn trong tỉnh để kiểm tra, giám sát hoạt động đánh bắt của ngư dân, lực lượng thanh tra thủy sản liên tục tổ chức các đợt tuần tra, kiểm soát các tàu đánh bắt ngoài khơi. Trong đó, tập trung khiểm tra giấy phép khai thác thủy sản; hệ thống thông tin liên lạc; các chủng loại thủy sản cấm đánh bắt, cũng như chấn chỉnh hoạt động khai thác trong vùng cấm. Tình hình chấp hành quy định nhật ký khai thác của bà con ngư dân… Đây cũng là những quy định quan trọng, được đưa ra chi tiết trong Luật Thủy sản 2017.

Qua quá trình kiểm tra, kiểm soát về cơ bản các tàu cá trong tỉnh cơ bản đã chấp hành đúng quy định. Tuy nhiên, tình trạng các tàu cá vi phạm vẫn còn diễn ra. Năm 2018, lực lượng đã phát hiện 51 đối tượng; và 2 tháng đầu năm nay lại có thêm 9 đối tượng vi phạm về chưa đăng ký khai thác và nhật ký khai thác; thực hiện khai thác trong vùng cấm; tàu cá hoạt động không đúng quy định…

Vùng nuôi thủy sản Vạn Ninh phải di dời vào năm 2025

Theo quy định của UBND tỉnh Khánh Hòa, đến hết năm 2022, vùng nuôi thủy sản bằng lồng bè huyện Vạn Ninh sẽ phải di dời, chậm nhất là đến 2025 phải di dời toàn bộ.

Dự kiến, sau năm 2022, nhà nước sẽ thu hồi diện tích mặt nước ở đây để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cộng đồng. Do đó, các tổ chức, cá nhân tổ chức nuôi lồng bè thủy sản tại đây phải thu dọn vệ sinh, xử lý môi trường nuôi và hoàn trả lại hiện trạng ban đầu mà không được nhận bồi thường.

Trước đó, cùng với việc ban hành quy định tạm thời đối với các vùng nuôi trồng thủy sản lồng, bè trên biển, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đưa ra quy định một trong những điều kiện đối với lồng, bè thủy sản là phải chịu được bão cấp 12.  Vật liệu làm lồng, bè phải có khả năng chống chịu với môi trường sóng, gió và các chất khử trùng tiêu độc; khoảng cách tối thiểu giữa các bè là 50 mét. Đối với khu vực biển hở, mặt nước lớn bắt buộc sử dụng các loại lồng bằng vật liệu HDPE để giảm các rủi ro từ thiên tai.

KTV.ORG
Đăng ngày 08/03/2019
Minh Tuệ
Nông thôn

Bình Định: Dự án cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Chiều ngày 15.9.2023, Sở NN & PTNT Bình Định đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức làm việc với Đoàn chuyên gia của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) để hoàn thiện Văn kiện dự án “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam”.

Quang cảnh
• 11:49 16/09/2023

Nuôi cá thát cườm thương phẩm gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Ngày 08/9, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh tổ chức chuyển giao kỹ thuật nuôi cá thát cườm thương phẩm trong hồ chứa thủy lợi gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm cho 40 hộ nuôi cá nước ngọt trên hồ chứa Định Bình.

Ao nuôi cá
• 10:00 13/09/2023

Hội thảo Phát triển giống và thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản trên biển năm 2023

Ngày 08/9/2023, tại thành phố Nha Trang, Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo “Phát triển giống và thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản trên biển năm 2023”.

Hội thảo
• 12:32 12/09/2023

Kinh nghiệm nuôi tôm siêu thâm canh hiệu quả cao của nông dân Cà Mau

Nuôi tôm thẻ chân trắng ở Cà Mau nói riêng, phát triển theo hướng hàng năm tăng diện tích nuôi tôm công nghiệp và giảm diện tích nuôi tôm Quảng canh cải tiến và Quảng canh.

Tôm thẻ
• 10:57 05/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 18:36 23/09/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 18:36 23/09/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 18:36 23/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 18:36 23/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 18:36 23/09/2023