Nâng cấp độ chống oxy hóa của rong nho

Một nghiên cứu mới của trung tâm nghiên cứu sinh thái biển nhiệt đới tại Đức cho thấy chất lượng dinh dưỡng của rong nho biển có thể được cải thiện đến mức độ như thế nào.

Rong nho
Rong nho là loài rong tảo biển có nguồn gốc từ Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ảnh: thbamboo.com.vn

Đặc điểm rong nho 

Rong nho (tên khoa học: Caulerpa lentillifera), là một loài rong tảo biển có nguồn gốc từ Ấn Độ - Thái Bình Dương thuộc họ Caulerpaceae. Rong nho, hay còn gọi là “nho biển” bởi hình dạng và màu sắc rất giống trái nho xanh, chúng kết thành từng chùm trên một thân dài nhìn vô cùng đẹp mắt, trên một số trang ẩm thực thế giới. Ở nước Anh chúng còn được gọi bằng một cái tên là “trứng cá hồi xanh”. 

Rong nho phân bố tự nhiên ở vùng Đông Nam Á, Nhật Bản (xung quanh đảo Okinawa) và các đảo vùng Thái Bình Dương. Năm 2006 các nhà khoa học thuộc Viện Hải Dương Nha Trang đã tìm thấy loài này ở đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, với kích thước nhỏ hơn nhiều so với rong nho ở Philippines hay Nhật Bản. Hiện ở Việt Nam đã trồng thành công loại rong nho có giống từ Nhật Bản tại Đông Hà, Hải Ninh, Hòn Khói, tỉnh Khánh Hòa. 

Rong nho phân bố tự nhiên ở vùng Đông Nam Á, Nhật Bản. Ảnh: baomoi.zadn.vn

Rong nho có thành phần dinh dưỡng quý giá và ít calo nhưng lại giàu protein và axit béo không bão hòa, vitamin, muối khoáng và các nguyên tố vi lượng, đồng thời có khả năng chống oxy hóa cao. Tại Nhật Bản, rong nho được coi là một thực phẩm bổ dưỡng, cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp giảm rủi ro mắc các bệnh như cao huyết áp, giảm béo, tiểu đường, bướu cổ, giảm hàm lượng cholesterol. 

Quá trình nghiên cứu 

Nghiên cứu phát hiện rằng, nếu loài tảo xanh như rong nho tiếp xúc với mức độ bức xạ ánh sáng cao, các gốc tự do có hại (là các nguyên tử hoặc phân tử không ổn định có thể làm tổn thương các tế bào bên trong cơ thể) sẽ được hình thành trong chúng. Để tự bảo vệ bản thân, rong nho tạo ra nhiều chất chống oxy hóa hơn, chẳng hạn như vitamin C và E, β-caroten (là chất chống oxy hóa sinh học, bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do có hại) và các polyphenol khác nhau (nhóm hợp chất tự nhiên có trong thực vật), những chất làm cho các cơ chế dinh dưỡng của chúng trở nên đặc biệt có giá trị. Những chất chống oxy hóa như vậy là thành phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của con người và được cho là có tác dụng hữu ích trong các trường hợp bệnh bao gồm bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Liệu người dân có thể tận dụng lợi thế của việc tăng cường tiếp xúc với ánh sáng để cải thiện chất lượng nho biển một cách hiệu quả không? 

Thành phần trong rong nhoRong nho là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp giảm mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường,.. Ảnh: dailyfoodporn.files.wordpress.com

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã cho rong nho tiếp xúc với 5 cường độ ánh sáng khác nhau trong 14 ngày mỗi loại. Sau đó, hàm lượng chất chống oxy hóa sẽ được xác định bằng phương pháp trắc quang và đem so sánh với các loại trái cây khác nhau, chằng hạn như quả mâm xôi, quả lựu – được coi là “siêu trái cây” với mức độ chống oxy hóa cao.

Chiếu xạ ánh sáng là một phương pháp đơn giản với chi phí rẻ và có tiềm năng lớn trong việc gia tăng hàm lượng chất chống oxy hóa của rong nho. Phương pháp này cũng có thể được ứng dụng đối với các loại tảo khác. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ chiếu xạ, việc rong nho bị tẩy trắng cũng có thể xảy ra. Do đó, việc chiếu xạ ánh sáng và thời gian thực hiện nên được điều chỉnh tùy thuộc vào mục đích sử dụng của tảo, ví dụ như trong mỹ phẩm hoặc thực phẩm.

Rong nho có thể chế biến ăn kèm với sushi. Ảnh: upload.wikimedia.org

Rong nho chiếm một vị trí trong thực đơn của người Đức như một nguồn cung cấp protein, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác. Ở Nhật Bản, Việt Nam và Trung Quốc, nhu cầu lớn của nho biển và được ăn sống với nhiều loại nước sốt khác nhau, trong món salad hoặc với sushi. 

Điều khiến rong nho trở nên đặc biệt so với hầu hết các loài tảo biển khác là tính sinh trưởng và hàm lượng dinh dưỡng cao, đồng thời chứa một số hoạt chất có tác dụng kích thích ngon miệng, đem đến cho người thưởng thức một mùi vị rất dễ chịu và mang lại hiệu quả chữa bệnh. Rong nho dễ sinh sản và phát triển nhanh chóng. Chúng cũng có thể thích hợp để nuôi trong một hệ thống nuôi trồng thủy sản tổng hợp kết hợp nhiều loại động vật và thực vật nuôi khác nhau, tạo thành một chu trình tự nhiên, trong đó các chất cặn bã thức ăn và chất thải sinh học được tận dụng một cách tối ưu. 

Đăng ngày 07/11/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Khoa học
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Dự đoán giá tôm thông qua thiết bị máy học

Dự đoán xu hướng giá xuất nhập khẩu tôm Việt Nam bằng thiết bị máy học nghe tưởng chừng như “phi thực tế”.

Tôm thẻ
• 09:00 19/05/2023

Một số giải pháp công nghệ trong quản lý sức khỏe tôm nuôi

Từ những vấn đề về quản lý sức khỏe tôm nuôi và những thành tựu đã đạt được trong công nghệ kỹ thuật số hiện nay, thì việc ứng dụng các công nghệ AI, IoT trong nuôi trồng thủy sản nói chúng và trong quản lý sức khỏe tôm nói riêng là việc cần thiết.

AI
• 11:00 01/05/2023

Nhiệt độ và sự sống của cua biển

Một kết quả được công bố gần đây về sự tương quan giữa nhiệt độ với sự sống sót của cua biển (Scylla paramamosain) bởi nhóm nghiên cứu người Trung Quốc.

Cua biển
• 11:03 24/04/2023

Thiếu phương pháp kiểm tra dư lượng dẫn đến lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm

Việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm đã dẫn đến thiệt hại không nhỏ về mặt kinh tế cũng như nguy cơ sức khỏe cho người tiêu dùng. Vậy tại sao người nuôi tôm vẫn tiếp tục duy trì thói quen này? Liệu có phải họ thiếu kiến thức kỹ thuật, do vấn đề kinh tế hay xuất phát từ một nguyên nhân nào khác?

Tôm thẻ
• 11:49 20/04/2023

Di dời đàn cá tra dầu nặng hàng tạ, lớn nhất miền Tây

Ban quản lý Khu du lịch Can Tho Eco Resort vừa di dời đàn cá tra dầu từ ao nuôi qua hồ cảnh quan. Những con cá tra dầu nặng tới hàng trăm kg gây chú ý và thích thú với nhiều du khách.

Cá tra dầu
• 02:15 03/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 02:15 03/06/2023

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 02:15 03/06/2023

Sản xuất sinh khối từ tảo biển

Tảo là loài có vai trò quan trọng đối với các vấn đề về môi trường nhờ khả năng hấp thụ khí CO2 và giảm thiểu lượng khí metan sản sinh trong chăn nuôi.

Rong biển
• 02:15 03/06/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 02:15 03/06/2023