Nắng nóng, vùng nuôi tôm Móng Cái oằn mình vì dịch bệnh

Chỉ từ trung tuần tháng 4 trở lại đây, trên địa bàn TP.Móng Cái (Quảng Ninh) đã phát sinh hơn 27ha đầm nuôi tôm bị bệnh hoại tử gan tụy cấp.

Nắng nóng, vùng nuôi tôm Móng Cái oằn mình vì dịch bệnh
Anh Hoàng Trangdụng mọi loại thuốc nhưng không thể cứu vãn được đàn tôm bị bệnh. Ảnh: Nguyễn Quý.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân phát sinh dịch bệnh là do nắng nóng kéo dài, cộng với việc thực hiện quy trình xử lý môi trường đầm nuôi tôm của một số hộ dân chưa đảm bảo.

Mới thả 34 vạn giống tôm thẻ chân trắng được hơn 10 ngày, đến ngày 15.5 vừa qua, anh Hoàng Trang (thôn 4, xã Hải Đông, TP.Móng Cái) đã phải tháo đầm vì phát hiện tôm chết hàng loạt. “Ban đầu thấy tôm bơi dạt vào bờ, sau 1-2 ngày thì chết. Hiện tượng trên xuất hiện trước đó tại một số ao nuôi ở Hải Đông, Vạn Ninh, tôi đã chủ động dùng các loại thuốc cho tôm, hy vọng cứu vãn được đầm tôm của mình nhưng đành bất lực” – anh Trang buồn bã nói.

Cùng ở xã Hải Đông, anh Mạc Văn Thạch đã thả 90 vạn tôm giống được hơn 1 tháng, mấy ngày gần đây, anh Thạch phát hiện tôm có dấu hiệu bất thường. Anh Thạch chia sẻ: "Mặc dù con giống gia đình tôi mua ở các cơ sở có uy tín nhưng vụ nuôi này vẫn xuất hiện bệnh trên đàn tôm. Ngay sau sự việc xảy ra, tôi đã báo chính quyền địa phương".

Ông Lê Văn Tỉnh ở khu 1, phường Hải Hòa, TP.Móng Cái cho biết: "Ngay sau khi nhận được tin báo, các nhà chuyên môn đã xuống kiểm tra dập dịch và bảo vệ môi trường xung quanh. Gia đình tôi xử lý 3 ô theo quy trình các chuyên gia đưa ra, may mắn là 3 ô còn lại vẫn phát triển tốt".

Ngay sau khi phát hiện tôm chết bất thường, Tổ chống dịch của TP.Móng Cái đã kịp thời có mặt kiểm tra, xác định nguyên nhân và hỗ trợ các gia đình hóa chất xử lý toàn bộ môi trường ao nuôi ngay trong ngày, tránh ảnh hưởng sang các hộ nuôi lận cận. Theo thông kê của TP.Móng Cái, đến nay, đã có trên 27ha tôm nuôi công nghiệp ở 3 xã, phường là Bình Ngọc, Hải Hòa và Vạn Ninh bị bệnh hoại tử gan tụy cấp.


Số tôm có hiện tượng bị gan tụy cấp tại một ao nuôi ở Móng Cái. Ảnh: Nguyễn Quý.

Ông Nguyễn Danh Đức, Phó trưởng phòng Phòng Kinh tế TP.Móng Cái khẳng định: "Năm nay nắng nóng kéo dài, độ mặn trong ao cao nên chúng tôi khuyến cáo bà con nếu có nước ngọt thì bổ sung cho đầm nuôi, tăng cường khoáng chất cho con tôm để nâng cao sức đề kháng. Khi xuất hiện ổ bệnh đề nghị bà con thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương cũng như tổ chuyên môn của thành phố để khoanh vùng xử lý".

Cùng với kiểm soát chặt các điểm nuôi tôm bị bệnh, hiện nay, Thành phố Móng Cái vẫn tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát các vùng nuôi, phát hiện sớm các hộ mới có tôm bị bệnh để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho các hộ nuôi tôm.

Vụ nuôi xuân hè năm nay, diện tích nuôi nuôi tôm công nghiệp của TP.Móng Cái là 1.010ha. Tính đến thời điểm này, đã có 27ha nuôi tôm bị bệnh. Mặc dù so với cùng kỳ năm 2017 diện tích nuôi tôm công nghiệp bị bệnh giảm đáng kể và bệnh phát sinh đến đâu được khoanh vùng xử lý đến đó nhưng nếu không tiếp tục chủ động phòng tránh thì bệnh trên tôm được dự báo có nguy cơ lây lan ra diện rộng.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 18/05/2018
Nguyễn Quý
Dịch bệnh
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

8 loại bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng (Phần cuối)

Tôm thẻ chân trắng là loại thủy sản được nuôi nhiều ở các tỉnh nước ta mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh xuất hiện, khiến con tôm thẻ bị chết nhiều ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng của bà con.

Tôm thẻ
• 10:22 30/05/2023

8 loại bệnh tôm thẻ chân trắng thường gặp bà con nên chú ý (Phần 1)

Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối mặt với nhiều khó khăn như giá tôm giảm, thức ăn nuôi tôm tăng, giá điện tăng,... Thêm vào đó là một số loại bệnh trên con tôm đang hoành hành. Vì vậy, bà con nên nhận biết và phòng tránh kịp thời.

Tôm thẻ
• 10:24 25/05/2023

Sợ tôm dịch bệnh, nông dân không mặn mà thả nuôi vụ chính

Đang vào vụ chính, nhưng nhiều người nuôi tôm ở các xã vùng đông của Thăng Bình không dám đầu tư thả giống vì sợ tôm dịch bệnh, dẫn đến thua lỗ nặng.

Ao tôm
• 15:00 09/05/2023

Báo động tình trạng người nuôi tôm không khai báo dịch, tự xử lý dịch bệnh theo kinh nghiệm

Bộ NNPTNT vừa có công văn số 2580/BNN-TY ngày 25/4/2023 đề nghị các địa phương chấn chỉnh công tác phòng chống dịch bệnh, rà soát và báo cáo số liệu dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.

Bệnh trên tôm
• 11:01 27/04/2023

5 loại hải sản tốt nhất cho sức khỏe

Những loại hải sản nào đặc biệt tốt cho sức khỏe, các chuyên gia đã có chỉ dẫn sau.

Thủy hải sản
• 10:17 04/06/2023

Bình Định: Phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương

Bình Định hiện đang là tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trên cả nước, nhưng do công nghệ khai khác thô sơ và bảo quản vẫn còn thủ công nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu nguyên con hiện nay.

Cá ngừ đại dương
• 10:17 04/06/2023

4 tình trạng bệnh nên tránh xa hải sản

So với thịt, hải sản có nhiều chất đạm và ít chất béo, ăn có vị thơm ngon mà không bị ngấy. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, hải sản tuy tốt nhưng không phải ai cũng hợp ăn hải sản, do đó cần chú ý nhiều hơn.

Thủy hải sản
• 10:17 04/06/2023

Di dời đàn cá tra dầu nặng hàng tạ, lớn nhất miền Tây

Ban quản lý Khu du lịch Can Tho Eco Resort vừa di dời đàn cá tra dầu từ ao nuôi qua hồ cảnh quan. Những con cá tra dầu nặng tới hàng trăm kg gây chú ý và thích thú với nhiều du khách.

Cá tra dầu
• 10:17 04/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 10:17 04/06/2023