Nặng tình với biển

Biết hiểm nguy, có lo sợ nhưng vì mưu sinh họ phải bám biển, gắn liền với biển. Giữa những lão ngư và biển như có sợi dây vô hình gắn chặt với nhau không thể tách rời. Dù biển có khốc liệt đến đâu, họ vẫn bám biển, ấp ủ ước mơ một ngày được vươn khơi.

khai thác ven bờ
Nhiều ngư dân dùng phương tiện thuỷ nội địa để khai thác ven bờ bằng nghề lưới, lú.

Ông Năm Sến là một trong những trường hợp đó. Ở cái tuổi 54, ông Sến có hơn 30 năm gắn bó với biển, không chỉ vùng biển Cà Mau mà cả Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh… Ông kể, ngày xưa, khi còn trẻ đủ sức khoẻ đi bạn (làm ngư phủ) trên các tàu khai thác xa bờ dọc các vùng biển, kể cả vùng biển miền Trung.

Lang bạt trên các tàu khai thác gần 10 năm, bản thân ông Sến không biết đã đi bao nhiêu tàu và qua bao nhiêu vùng biển trên dọc dài đất nước. Đến khi lập gia đình, có thời ông ngưng đi biển, chuyển lên bờ với mong ước có cuộc sống ổn định hơn. Tuy nhiên, sau một thời gian thử thách qua nhiều ngành nghề, ông Sến lại trở về với biển cho đến nay. Chỉ khác trước là không theo các tàu khai thác mà ông chọn nghề lưới cá gần bờ để mưu sinh.

Khi hỏi ông nghề biển và các nghề khác đã từng làm qua, nghề nào khoẻ hơn, ông Năm Sến vẫn với vẻ mặt thản nhiên và lạc quan trả lời: "Nghề nào cũng có vui, buồn, sướng, khổ riêng, nhiều người cho nghề biển của anh em chúng tôi nhọc nhằn và nguy hiểm. Đúng là như vậy, nhưng nó lại có những niềm vui riêng. Mỗi khi kéo lưới lên khỏi mặt biển thấy cá tôm dính đầy mắt lưới cảm giác rất khó tả". 

Cắt lời ông Năm Sến, ông Bảy Tòng (Trần Văn Tòng), người có hơn 20 gắn bó với các vùng biển ven bờ, chia sẻ: “Đó là duyên, bởi ai đã đi biển rồi thì khó bỏ nghề lắm". Cũng như ông Năm Sến, ông Bảy Tòng có thời gian chuyển lên bờ để đi Bình Dương làm công nhân, rồi thợ hồ…, nhưng chỉ được vài năm lại trở về với biển. “Giờ đây, 1 tuần không ra biển là đã thấy nhớ, nhớ cảm giác nặng trĩu khi kéo lưới, nhớ cả mùi tanh nồng của cá, tôm và cảm giác muối biển bám da thịt", ông Bảy Tòng bày tỏ.

Chưa kịp thăm hỏi được nhiều, những chiếc vỏ đã đồng loạt nổ máy quay đầu ra biển, hướng về khu vực mọi người đang thả lưới lúc sáng để thu hoạch thành quả. Vẻ mặt ai cũng háo hức, tràn đầy hy vọng, hàng ngàn mét lưới ngoài kia đã dính đầy cá tôm đang chờ mọi người thu hoạch.

Từ biệt ông Năm Sến, ông Bảy Tòng, tôi tìm đến cửa biển vàm Ba Tỉnh, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời nhưng không sao quên được hình ảnh 2 người đàn ông rắn chắc, làn da rám nắng. Mong mọi người luôn được an toàn và các mẻ lưới mang về cho họ thật nhiều cá tôm như những gì mọi người mong đợi.


Đa số phương tiện nhỏ, nhiều ngư dân khu vực Hương Mai chủ yếu hành nghề lưới, mỗi chuyến biển sáng đi chiều về.

Người đầu tiên tôi gặp tại cửa biển vàm Ba Tỉnh là người đàn ông trung niên có cái tên rất ấn tượng - Nguyễn Hoài Biển. Ở cái tuổi 39 nhưng anh có hơn 20 gắn bó với biển. Anh Biển tâm sự, lúc nhỏ thường nghe cha mẹ nói đặt tên Hoài Biển là để nhắc mọi người luôn nhớ ơn biển. Bởi lẽ, tất cả những gì chúng tôi có được hôm nay dù không bằng ai nhưng đều từ biển.

Đúng như cái tên mà cha mình đã đặt cho, khi mới lên 19-20 tuổi anh Biển bắt đầu theo chú, theo bác vượt sóng chinh phục biển. “Hành trình mưu sinh này không hề đơn giản, có lúc biển rất hào phóng, nhưng cũng có lúc vô cùng khắc nghiệt”, anh Biển tâm sự. Anh cho biết thêm, những năm trước có con nước chỉ cần 1 ngày ra biển có thể mang về thu nhập 15-20 triệu đồng, cũng có lúc đi về lỗ tiền dầu. Có lẽ đây chính là sức hút mà những người đã đi biển khó bỏ nghề.

“Đã đi biển rồi thì khó bỏ được nghề”, câu nói chân tình ấy làm tôi chợt nhớ đến trường hợp rất đặc biệt là ông Ba Thôn (Nguyễn Văn Thôn) mà tôi đã gặp trong lần đi công tác tại cửa biển Bồ Đề, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển. Khi ấy ông đã ngoài 70 tuổi nhưng vẫn ngày ngày cùng chiếc vỏ máy ra các vạt rừng ven biển để mưu sinh bằng nghề giăng lưới cá đối, cá chét... Tôi còn nhớ như in câu nói của ông Ba lúc ấy: “Tôi lớn tuổi nên mấy đứa con không cho đi biển nữa, nhưng ở nhà buồn quá, không chịu nổi nên cứ lén ra các vạt rừng gần nhà giăng "văn nghệ" vài chục mét lưới kiếm vài con cá đối, cá chét cho đỡ nhớ biển. Từ nhỏ tôi đã dựa vào biển để sống, giờ già cũng bám biển để kiếm niềm vui”.

Cửa Bồ Đề, nơi thông ra biển của con sông Cửa Lớn với một bên là ấp Mai Vinh, xã Tam Giang Đông và một bên là ấp Chợ Thủ B, xã Tam Giang Tây, là cửa biển rộng và sâu. Nơi đây đã từng một thời phát triển, cửa biển sầm uất, ghe biển công suất lớn tập trung đông đúc, làng cá cũng được hình thành. Tuy nhiên, thời kỳ sung túc ấy kéo dài không lâu. Do hạ tầng đường bộ và các dịch vụ hậu cần nghề cá còn quá hạn chế nên từ phương tiện lớn chuyển dần thành các tàu khai thác nhỏ ven bờ. Nghề khai thác tại cửa Bồ Đề hôm nay vẫn là lưới cá khoai, cá úc, đăng giống…

Mấy mươi năm gắn bó với vùng biển này, anh Thạch Văn Đen cho biết, chi phí cho một chuyến biển ở đây khá cao so với những nơi khác, từ tiền dầu cho đến nước đá, trong khi sản phẩm người dân khai thác được có giá thấp hơn nhiều. Đây cũng là nguyên nhân khiến nghề khai thác của người dân mỗi ngày một thu hẹp, phương tiện mỗi lúc một nhỏ dần. “Dù tàu có nhỏ hơn, khai thác kém hiệu quả hơn trước kia nhưng bà con vẫn quyết tâm bám biển và 7 anh em trong gia đình tôi cũng sống dựa vào biển”, anh Đen bộc bạch.

Có lẽ, đối với những người như ông Ba Thôn, Năm Sến… giờ đây một ngày bắt được bao nhiêu cá, tôm không còn quan trọng, quan trọng hơn hết là được hoà mình với biển, tận hưởng niềm vui lao động trên biển. Biển giờ đây không còn là nơi để mưu sinh, mà là cuộc đời họ.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 24/06/2020
Song Nguyễn
Đánh bắt

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 02:42 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 02:42 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 02:42 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 02:42 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 02:42 26/04/2024