Nghệ An: 240 ha nuôi tôm an toàn sinh học

Nghệ An có 165 hộ nuôi tôm mặn lợ theo quy trình an toàn sinh học (ATSH), VietGAP, với diện tích 240 ha ao đầm, mỗi năm cung cấp cho thị trường từ 1.800 - 2.000 tấn tôm thương phẩm an toàn thực phẩm.

Nghệ An: 240 ha nuôi tôm an toàn sinh học
Ông Nguyễn Văn Thắng ở xóm 4, xã quỳnh Lương kiểm tra tôm nuôi. Ảnh: Xuân Hoàng

Ông Nguyễn Văn Thắng, chủ 3 ha ao đầm nuôi tôm thuộc vùng VietGAP của xã Quỳnh Lương, (Quỳnh Lưu) cho biết, nuôi tôm ATSH mặc dù đầu tư khá nhiều về hạ tầng, ao đầm... nhưng giảm được chi phí trong quá trình chăm sóc, con tôm bớt dịch bệnh, vùng nuôi tôm cũng giảm đáng kể ô nhiễm môi trường. Vì vậy, năng suất tôm luôn ổn định, 3 ha ao nuôi tôm này mỗi năm ông Thắng thu hoạch được trên 20 tấn tôm thương phẩm, chưa kể ông còn sử dụng 2.000 m2 để nuôi tôm vụ 3 cho thu hoạch đáng kể.

Được sự hỗ trợ của Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững, những năm qua Chi cục Thủy sản đã triển khai xây dựng 7 vùng nuôi tôm ATSH với diện tích 240 ha của 165 hộ nuôi tôm tại các địa phương: Phường Quỳnh Xuân, Quỳnh Dị, xã Quỳnh Lộc (TX.Hoàng Mai); xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Thanh, Quỳnh Lương (Quỳnh Lưu); xã Diễn Trung (Diễn Châu).

Hàng năm tại 7 vùng nuôi an toàn sinh học cung cấp cho thị trường từ 1.800 - 2.000 tấn tôm nuôi thương phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ông Trần Xuân Quang - Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản) cho biết: Vụ tôm chính này toàn bộ 240 ha ao đầm nuôi tôm ATSH trong toàn tỉnh sẽ được nuôi thả theo quy trình VietGAP. Đến thời điểm này, người nuôi tôm đã thả được khoảng 230/240 ha, còn 10 ha thả muộn hơn, do diện tích ao đầm này, người sử dụng nuôi tôm vụ 3 nên chưa thu hoạch kịp.


Phần lớn diện tích ao đầm nuôi tôm ATSH được người dân đầu tư lót bạt chống ô nhiễm nguồn nước. Ảnh: Xuân Hoàng.

Ông Quang cho biết: Nuôi tôm theo quy trình ATSH nhằm giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất. Đồng thời, tạo sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. 

Các hộ nuôi tôm ATSH được đào tạo, tập huấn về kiến thức ATSH, VietGAP, các quy định của Nhà nước; được tiếp cận những quy trình kỹ thuật nuôi về đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, an toàn môi trường. Vì vậy, người nuôi có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường chung và sản phẩm an toàn cao, phục vụ nhu cầu tiêu thụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Báo Nghệ An
Đăng ngày 02/04/2018
Xuân Hoàng
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:49 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:49 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:49 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:49 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:49 25/11/2024
Some text some message..