Nghệ An: Ứ đọng nhiều thủy sản

Lâu nay, con đường xuất khẩu sang Trung Quốc của các mặt hàng nông, thủy sản hầu như bằng con đường tiểu ngạch. Thế nhưng gần đây hầu hết đều phải xuất bằng con đường chính ngạch, phải truy xuất nguồn gốc, nhiều sản phẩm nông, thủy sản bị ứ không xuất bán được sang Trung Quốc.

Nghệ An: Ứ đọng nhiều thủy sản
Bột cá tồn đọng tại một cơ sở chế biến ở Quỳnh Thuận, Quỳnh Lưu

Quỳnh Lập (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) là một trong những địa phương có truyền thống xuất khẩu hải sản sang Trung Quốc. Cả xã có 143 tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ, 20 tàu công suất vừa và nhỏ đồng thời gần 200 bè đánh bắt gần bờ, trung bình mỗi năm, toàn xã đánh bắt được trên 30.000 tấn hải sản các loại, khoảng 70% xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, số còn lại tiêu thụ nội địa.

Tuy nhiên, từ khi Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản tiểu ngạch, ngư dân và thương lái lâm vào cảnh khó khăn. Theo ông Nguyễn Văn Nam, nông dân ở Quỳnh Lập, từ tháng 5 năm nay Trung Quốc cấm xuất khẩu tiểu ngạch, hải sản khi về bến đều bị thương lái ép giá, nhưng nếu không bán thì sẽ không bảo quản được lâu, dẫn đến hư hỏng. Điều đáng nói, theo ông Nam, những hải sản giảm giá mạnh là những mặt hàng chủ lực để xuất khẩu như: cá hố từ 120.000 đồng/kg chỉ còn 60.000 - 80.000 đồng/kg, cá cơm từ 13.000 đồng/kg xuống còn 8.000 đồng/kg… Chị Trần Thị Hải - một tiểu thương thu mua hải sản - cho biết: Trước đây, hải sản sau khi thu mua sẽ được cho vào khay cấp đông vận chuyển ra cửa khẩu Móng Cái và đi đường đò để sang Trung Quốc. Bây giờ phải đóng hàng cẩn thận vào các thùng xốp sau đó cho vào bao bì, khi ra đến cửa khẩu phải thuê xe để đi đường bộ sang Trung Quốc với chi phí tăng lên gấp nhiều lần... “Do chi phí tăng lên và chịu nhiều rủi ro nên bắt buộc chúng tôi phải hạ giá hải sản thu mua của người dân để bù đắp” - chị Hải nói.

Các mặt hàng như đường kính, tinh bột sắn lâu nay vẫn là thế mạnh của xuất khẩu Nghệ An nay cũng ứ đọng hàng ngàn tấn hàng do không xuất bán sang Trung Quốc. Anh Nguyễn Phúc - hộ kinh doanh chế biến sắn ở xóm 10 xã Nghĩa An, huyện Nghĩa Đàn - chia sẻ: Từ đầu năm 2019 đến nay cơ sở sản xuất được trên 300 tấn bột sắn. Các năm sản xuất được từng nào, thương lái thu mua hết với giá 12.000 đồng/kg để xuất bán sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Thế nhưng năm nay, tồn kho không bán được, để có kinh phí trang trải cơ sở phải bán bột sắn với giá hơn 8.000 đồng/kg cho thị trường nội địa được 200 tấn, hiện trong kho còn hơn 100 tấn tồn kho. Hiện trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn có 5 cơ sở chế biến sắn, đang tồn kho từ 4.000 - 5.000 tấn tinh bột sắn chưa bán được.

Theo ông Nguyễn Văn Lập - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, Trung Quốc không còn là thị trường “dễ tính”, từ đầu năm 2019, nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường chính ngạch, được áp dụng nhiều quy định mới liên quan đến chất lượng nông sản, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Trong đó, hai yêu cầu quan trọng là có mã số vùng trồng (chứng nhận vùng sản xuất) và mã số cơ sở đóng gói. Vì vậy, những thay đổi về yêu cầu của thị trường sẽ làm cho nông dân chuyển đổi tư duy sản xuất, khắc phục tình trạng nhỏ lẻ, manh mún, tăng liên kết với các doanh nghiệp, xây dựng các chuỗi sản xuất.

Đối với các mặt hàng thủy hải sản, hiện nay Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chỉ đạo Chi cục Thủy sản phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành và bà con ngư dân hướng dẫn cho từng tàu thuyền khai thác hải sản đúng địa chỉ, nguồn gốc hợp pháp, đặc biệt hướng dẫn các đơn vị chế biến hải sản các thủ tục, công đoạn truy xuất nguồn gốc sản phẩm…

Báo Công Thương
Đăng ngày 27/08/2019
Hoàng Trinh
Doanh nghiệp

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 10:15 15/02/2025

Tương Lai Thủy Sản Việt Thế Hệ Mới, Level Mới: Trải nghiệm nuôi tôm thẻ công nghệ cao tại Thụy Sĩ

Chúng tôi là một nhóm sinh viên theo học ngành Nuôi trồng Thủy sản tại Đại học Cần Thơ, những người đã có cơ hội quý giá trải nghiệm thực tập từ 3 tháng đến 1 năm tại các công ty nuôi tôm giống và tôm thịt ở Thụy Sĩ. Trong bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ những khó khăn, mô hình công nghệ cùng trải nghiệm thực tế khi nuôi tôm tại một quốc gia nổi tiếng về du lịch nhưng lại hoàn toàn xa lạ với ngành thuỷ sản này.

Bài dự thi
• 17:51 10/02/2025

Tương Lai Thủy Sản Việt Thế Hệ Mới, Level Mới: Các mô hình kinh tế du lịch thuỷ sản

Trước làn sóng quan tâm của du khách quốc tế đến các tour du lịch trải nghiệm bản địa tại Việt Nam, từ chăn vịt, hái chè, đập lúa đến đốt vàng mã, bài viết tập trung khám phá tiềm năng của việc kết hợp thủy sản với du lịch. Thông qua việc giới thiệu các mô hình du lịch thủy sản độc đáo trên thế giới và tại Việt Nam, bài viết mong muốn gợi ý những ý tưởng phát triển kinh tế du lịch bền vững, vừa gia tăng thu nhập cho bà con nuôi trồng thuỷ sản, vừa thúc đẩy kinh tế du lịch tại địa phương

Bài dự thi
• 17:38 10/02/2025

Tương Lai Thủy Sản Việt Thế Hệ Mới, Level Mới: Quy trình Marketing số trong nuôi trồng thủy sản

Hiện nay kinh tế bây giờ là kinh tế kết nối tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam ta là một trong những nước có bước đà phát triển mạnh mẽ vượt trội so với các nước khác có xu hướng phát triển bền vững.

Lâm Minh Luân
• 17:33 10/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 05:34 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 05:34 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 05:34 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 05:34 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 05:34 17/02/2025
Some text some message..