Nghề “hạ bạc” ở vùng ven biển - lên hay xuống?

"Hạ bạc" có thể gọi là xuống biển, là từ dùng để chỉ nghề đánh bắt thuỷ sản trên sông, trên biển. Thế nên có người cho rằng nghề này lắm "bạc bẽo" như tên gọi của nó. Điều này cũng có lý, bởi "biển sâu rong ruổi" và con người xem ra quá nhỏ bé so với biển cả bao la.

Đánh bắt thủy sản
"Hạ bạc" là từ dùng để chỉ nghề đánh bắt thuỷ sản trên sông, trên biển. Ảnh: timhieuvietnam.vn

Nguồn lợi thuỷ sản biển ngày càng cạn kiệt

Ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển một cách nhanh chóng trên toàn cầu, với sản lượng thủy sản cung cấp đến hơn 50%. Với tình hình này, các hệ thống nuôi trồng thủy sản đang tiếp tục mở rộng song song với nhu cầu thực phẩm của người dân, trong khi sản lượng đánh bắt thủy hải sản được lại ngày càng khan hiếm. 

Những mối đe dọa đối với ngành đánh bắt thủy sản 

Sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản thường đi kèm với những hậu quả bất lợi về môi trường và xã hội. Nhiều vấn đề đã được ghi nhận, bao gồm ô nhiễm môi trường, bùng phát dịch bệnh, sự xuất hiện của các loài xâm lấn và mất một phần lớn diện tích rừng ngập mặn.

Trong khi các tác động tích cực và tiêu cực của nuôi trồng thủy sản đối với môi trường đã được ghi nhận, người ta ít chú ý đến việc mở rộng diện tích nuôi trồng có ảnh hưởng như thế nào đến sinh kế và điều kiện sống của các hộ gia đình làm nghề “hạ bạc”. 

Dưới dòng nước yên bình của mỗi dòng sông luôn chứa những điều huyền bí, nhưng những người chuyên sống dưới đáy sông, lênh đênh trên biển, không phải là những người thích đi tìm sự huyền bí mà chỉ đơn thuần muốn kiếm cái ăn, cái mặc cho gia đình. Đôi khi, để có được những thứ ấy, họ phải trả giá bằng cả mạng sống của mình… 

Giăng câu bắt cáĐánh bắt thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sinh kế cho người dân ở vùng ven biển. Ảnh: vnexpress.net

Mặc dù sản lượng đánh bắt thủy sản đang ngày càng giảm đi đáng kể, nhưng nghề này vẫn đang đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo sinh kế cho người dân ở các vùng ven biển. Họ cũng phải đối mặt với nhiều mối đe dọa đó là sự khai thác quá mức gây suy thoái môi trường sinh thái và biến đổi khí hậu.

Nghề hạ bạc với nhiều hình thức khai thác thủy sản lớn bằng tàu biển lớn đánh bắt xa bờ. Không có tàu thì ngư dân đi te (đánh bắt tôm cá nhỏ) bằng các dụng cụ truyền thống thô sơ. Mùa nào thức nấy, tùy theo mùa “rộ” của loài nào, thì ngư dân sẽ đi đánh bắt loài đó.

Từ tháng chạp đến tháng 3 là mùa vớt sứa, từ tháng 3 đến hết tháng 6 thì đi câu mực kết hợp đánh lưới cá đục, sang tháng 7 lại là mùa lưới ghẹ, đãi dắt, đập hà, cào ngao… Tuy nhiên những nghề này càng ngày càng có nhiều mối đe dọa hơn. 

Nghề cha truyền con nối 

Nghề hạ bạc cũng bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Chỉ cần một tấm lưới hoặc cái nò, cái lợp là có thể “hành nghề”.  

“Em hỏi anh sao đi giăng câu, Anh nói rằng anh đi giăng câu. Anh đi giăng câu trên chiếc xuồng câu, anh cắm cây sào nghe gió dạt dào”.  

Và nghề đánh bắt thủy sản trở thành nghề truyền thống, cha truyền con nối từ đời này sang đời khác. 

Chèo xuồngTrẻ con đi theo ba mẹ giăng câu, bắt cá không có gì hiếm ở các tỉnh ven biển. Ảnh:  timhieuvietnam.vn

Nếu đã chọn nghề hạ bạc là sinh kế chính của gia đình thì không ngày nào là không đi đương đầu với sóng gió. Mỗi mẻ lưới đầy, mỗi chiếc lợp vung cá tôm là chất chứa biết bao ước mơ. Trẻ con đi theo ba mẹ giăng câu, bắt cá không có gì hiếm ở các tỉnh ven biển. Rồi lớp trẻ này lớn lên cùng chiếc ghe, tấm lưới, lập gia đình và lại gắn bó với tấm lưới, chiếc ghe.

Cái nghề “hạ bạc” này lại truyền từ đời này sang đời khác, không biết đã qua biết bao thế hệ con người. Thử hỏi nếu không đi te, đi cào nữa, thì những thế hệ này sẽ làm gì để sinh sống? 

Những trăn trở với nghề 

Khi đã “chọn ghe làm nhà”, thì dù có nhọc nhằn vất vả, ngư dân vẫn bám trụ với nghề từ bao đời nay, nuôi lớn bao nhiêu thế hệ. “Thực ra làm nghề này có vui sướng gì đâu. Không bị mất trộm thì phải chịu cảnh các phương tiện lớn như te, cào dùng xung điện khai thác làm cá, tôm mình đánh bắt được bị chết mất giá. Rồi thời tiết thất thường, sản lượng khai thác giảm nên nghề đánh bắt ven bờ vô cùng khó khăn. 

Không có nguồn vốn để chuyển đổi ngành nghề hay vay vốn để đầu tư phương tiện đánh bắt xa bờ. Vì vậy, mặc dù có nhiều chính sách nhằm giúp ngư dân có điều kiện vươn xa bám biển nhưng đối với những ngư dân nghèo ven biển, nó được họ ví như những chiếc “phao cứu sinh” không bao giờ với được. Vậy là, họ phải bám lấy biển mà mưu sinh từ những nghề khai thác gần bờ gắn liền với hai chữ “hên - xui”. 

Ra khơi bắt cá

Thu nhập bấp bênh do sản lượng đánh bắt giảm và diện tích nuôi trồng ngày càng tăng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế của ngư dân. Ảnh: baoquangnam.vn

Hơn nữa, nhìn về phía những người ngư dân ven biển, việc sản lượng đánh bắt giảm và diện tích nuôi trồng ngày càng tăng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế của họ. Thu nhập bấp bênh, nghề nghiệp không ổn định. Cái vòng luẩn quẩn thiếu trước hụt sau cứ vây lấy họ như một định mệnh. Liệu mai đây tương lai của thế hệ trẻ nơi đây rồi sẽ ra sao? 

Đăng ngày 17/01/2023
Hà Tử @ha-tu
Đánh bắt

Thẻ vàng EU với thủy sản Việt Nam cần sự quyết liệt hơn nữa

Đã tròn 6 năm kể từ khi Liên minh châu Âu ra quyết định cảnh cáo và ban thẻ vàng đối với ngành thủy sản Việt Nam, do vi phạm các quy định về khai thác bền vững và chống lại khai thác bất hợp pháp, không báo cáo đầy đủ thông tin.

Tàu cá
• 11:48 01/11/2023

Một số ưu và nhược điểm của công nghệ đèn LED chuyên dụng trong khai thác thủy sản

Theo khảo sát cho thấy nhiên liệu dầu cung cấp cho chiếu sáng dẫn dụ thủy hải sản theo truyền thống chiếm tới hơn 50% tổng chi phí vận hành của mỗi đợt ra khơi.

Đèn led khai thác thủy sản
• 11:42 30/10/2023

Công nghệ đèn LED cho nghề lưới vây kết hợp ánh sáng đánh bắt cá xa bờ

Ngày 26/10, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), tổ chức lớp tập huấn chuyển giao công nghệ sử dụng đèn led chuyên dụng cho nghề lưới vây kết hợp ánh sáng đánh bắt cá nổi ở vùng biển xa bờ cho các ngư dân trên địa bàn các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải.

Đèn LED
• 15:59 27/10/2023

Tuyệt đối không để tàu cá Việt Nam khai thác hải sản bất hợp pháp ở nước ngoài

Vào ngày 12/10/2023, Thông báo số 412/TB-VPCP được Văn phòng Chính phủ ban hành để thông báo về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị thúc đẩy các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không tuân thủ quy định. Đồng thời, cần chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu.

Tàu cá Việt Nam
• 11:15 23/10/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 01:05 12/12/2023

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 01:05 12/12/2023

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 01:05 12/12/2023

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 01:05 12/12/2023

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 01:05 12/12/2023