Nghiêm túc - chặt chẽ - kịp thời trong chỉ đạo nuôi tôm siêu thâm canh

Cà Mau có diện tích nuôi trồng thủy sản đứng đầu cả nước. Những năm gần đây, việc nuôi tôm theo hình thức công nghiệp, và gần đây là nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nếu không thực hiện khép kín quy trình, tập trung vào vùng nuôi thì sẽ dễ dẫn đến gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng.

Nghiêm túc - chặt chẽ - kịp thời trong chỉ đạo nuôi tôm siêu thâm canh
Nuôi tôm cà mau. Hình: Báo Ảnh Đất Mũi

Trước thực tế trên, với tinh thần chỉ đạo nghiêm túc, chặt chẽ, kịp thời của các địa phương trong hướng dẫn người dân kê khai sản xuất ban đầu, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải vừa có ý kiến đề nghị cần tăng cường, làm tốt, làm chặt việc kiểm tra, thẩm định kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp, đặc biệt là hình thức nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. “Hộ nào chưa đủ các điều kiện cần thiết đảm bảo theo loại hình nuôi siêu thâm canh thì không được thả nuôi. Không để một hộ, một diện tích nào nuôi tự phát, nhỏ lẻ, không nằm trong quy hoạch”, Chủ tịch tỉnh tỏ rõ quan điểm chỉ đạo kiên quyết. Bởi thực tế đã qua, những tồn tại trong nuôi tôm công nghiệp tại Cà Mau vẫn còn là bài học mang tính thời sự: Phát triển manh mún, rất khó kiểm soát trên nhiều lĩnh vực, dẫn đến phá vỡ quy hoạch, làm lãng phí đầu tư hạ tầng, để lại những hậu quả nghiêm trọng…

Người đứng đầu chính quyền tỉnh chỉ đạo dứt khoát là nơi nào để người dân tự phát nuôi siêu thâm canh, không đảm bảo các điều kiện mà vẫn thả nuôi thì Chủ tịch UBND huyện, thành phố đó chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Hiện nay, hình thức nuôi siêu thâm canh đang phát triển khá nhanh, bởi hiệu quả sản xuất khá cao cả về năng suất và tính ổn định của nghề nuôi. Chỉ trong thời gian gắn, hiện diện tích nuôi theo hình thức này đã tăng lên gần 600ha. Tuy nhiên, một điều đáng quan ngại khi vẫn còn một số địa phương, chính quyền thiếu sự quan tâm, nhất là trong quy hoạch và quản lý quy hoạch.

Ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết đến thời hạn cuối từ sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh là ngày 30/7, song ngành chỉ nhận được Đề án quy hoạch nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao của huyện Ngọc Hiển và huyện Trần Văn Thời. Các nơi có diện tích thả nuôi lớn và khả năng tăng nhanh trong thời gian tới, như: Đầm Dơi (hiện đã có 178ha), Phú Tân (hiện đã có 108ha), TP. Cà Mau (hiện đã có 60ha), hay huyện Cái Nước, Năm Căn, thì đến ngày 3/8 vẫn chưa có động tĩnh gì. “Địa phương nào không trình Đề án theo đúng thời gian quy định thì bỏ ra ngoài quy hoạch, sẽ không được đầu tư về hạ tầng phục vụ nghề nuôi, vì đây không phải là chuyện nói chơi!”, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải kiên quyết và nghiêm khắc phê bình lãnh đạo các địa phương chưa trình đề án.

Trên thực tế, ông Võ Trường Giang, Chủ tịch UBND huyện Phú Tân, cho biết diện tích nuôi siêu thâm canh tại địa phương nằm rải rác các nơi, đã có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường. Địa phương cũng đã quy hoạch vùng nuôi tại các xã: Phú Tân, Tân Hải và thị trấn Cái Đôi Vàm. Các địa phương cũng đã chọn một xã thí điểm thực hiện vùng nuôi tôm siêu thâm canh.

Một điều đáng ghi nhận, đã qua các địa phương tổ chức các lớp chuyển giao quy trình nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, huyện Đầm Dơi mở được một lớp với trên 200 hộ nuôi tôm tham gia, huyện Phú Tân cũng đã mở một lớp với gần 100 hộ đến tìm hiểu quy trình kỹ thuật. Tại các lớp này luôn có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, đây cũng sẽ là lực lượng tiếp tục tuyên truyền, vận động, hướng dẫn kỹ thuật, quy trình nuôi tôm siêu thâm canh cho người sản xuất trong thời gian tới. Bên cạnh đó, theo thông tin từ hai địa phương này, đã thành lập các tổ đến kiểm tra, thẩm định tại từng hộ nuôi siêu thâm canh. Ông Nguyễn Chí Thuần, Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi: “Cán bộ chúng tôi đến từng hộ, ai làm chưa tốt thì hướng dẫn, đúng quy trình, đáp ứng đủ các điều kiện thì mới cho thả nuôi”.

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay là dù ngành nuôi tôm ở Cà Mau là loại hình sản xuất đặc thù, nhưng đến giờ địa phương vẫn chỉ áp dụng Quy chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp vào việc đánh giá chất lượng nước thải trong nuôi trồng thủy sản mà chưa có quy chuẩn riêng để so sánh. Điều này xem ra là chưa phù hợp, sác thực tế.

Được biết, trên cơ sở đóng góp của các Bộ, ngành, hiện tỉnh Cà Mau đang hoàn thiện Đề án Tôm trình Chính phủ phê duyệt, trong đó ưu tiên cho nuôi siêu thâm canh, tôm công nghiệp, tôm sinh thái; chế biến hàng gia tăng xuất khẩu; nâng cao chất lượng con giống… Tỉnh cũng đã thực hiện các bước cần thiết thành lập Khu nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao quy mô lớn, nằm trong Khu kinh tế huyện Năm Căn; thống nhất chủ trương hình thành vùng nuôi tập trung tại huyện Đầm Dơi, Phú Tân...

Với nhiều nỗ lực và quyết tâm, Cà Mau phấn đấu và giữ vững là tỉnh đứng đầu cả nước về nuôi trồng và xuất khẩu con tôm, xứng đáng là tỉnh đăng cai tổ chức Festival Tôm năm 2018.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 18/08/2017
Trần Nguyên
Nông thôn
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 11:22 02/06/2023

Gặp gỡ nông dân trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng trên biển

Sáng ngày 30.5, tại hội trường UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “Nuôi cá lồng trên biển”.

Nuôi cá lồng
• 10:43 01/06/2023

Thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển tại thành phố Quy Nhơn

Sáng ngày 30.5, tại phường Hải Cảng (thành phố Quy Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức chương gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người nuôi trồng thủy sản về các giải pháp thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển.

Buổi gặp gỡ
• 10:57 31/05/2023

Bàn về các giải pháp ứng dụng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại Hoài Nhơn

Ngày 23.5, tại phường Tam Quan Nam, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức chương trao đổi trực tiếp với người nuôi tôm để xây dựng các giải pháp ứng dụng và nâng cao hiệu quả nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng theo công nghệ Semi-Biofloc.

Hội nghị
• 10:43 25/05/2023

Di dời đàn cá tra dầu nặng hàng tạ, lớn nhất miền Tây

Ban quản lý Khu du lịch Can Tho Eco Resort vừa di dời đàn cá tra dầu từ ao nuôi qua hồ cảnh quan. Những con cá tra dầu nặng tới hàng trăm kg gây chú ý và thích thú với nhiều du khách.

Cá tra dầu
• 00:55 03/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 00:55 03/06/2023

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 00:55 03/06/2023

Sản xuất sinh khối từ tảo biển

Tảo là loài có vai trò quan trọng đối với các vấn đề về môi trường nhờ khả năng hấp thụ khí CO2 và giảm thiểu lượng khí metan sản sinh trong chăn nuôi.

Rong biển
• 00:55 03/06/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 00:55 03/06/2023