Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh sản của cá thiều Arius thalassinus Rüppell tại vùng biển tỉnh Kiên Giang

Mục tiêu đề tài là thu các dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học và sinh sản của cá thiều.

cá thiều

Mục tiêu đề tài là thu các dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học và sinh sản của cá thiều, làm cơ sở khoa học cho công tác nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo; góp phần định hướng khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi cá thiều ngoài tự nhiên.

Qua nghiên cứu, bước đầu tác giả đã xác định được đặc điểm hình thái phân loại, đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm dinh dưỡng và đặc điểm sinh sản của cá thiều.

- Đặc điểm hình thái phân loại: D I, 6 – 8; P I, 9 – 12; V 6; A 13 – 17; C 20 - 30. Lm/Lh = 44%, Ed/Lh = 13%, Lm/Ls = 13%, Ed/Ls = 4%, De/Ls = 14%, Lh/Ls = 29%, Hb/Ls = 18% và Lv/Ls = 14%.

- Đặc điểm sinh trưởng: Cá thiều khai thác có kích thước lớn (Lt dao động: 448 – 1119 mm, trung bình: 778,02 ± 133,88 mm; Wt dao động: 890 – 15495, trung bình: 5145,98 ± 2640,80 g). Thời gian khai thác cá thiều có kích thước lớn là từ tháng 5 đến tháng 7. Phương trình tương quan giữa khối lượng và chiều dài toàn thân cá thiều là Wt = 0,00000877Lt3,0121452, R2 = 0,96682027. Phương trình sinh trưởng của cá thiều là Lt = 117,6 (1 – e- 0,52t). Chỉ số tăng trưởng, ø’ = 3,857. Tuổi thọ (tmax) của cá thiều là 5,16 năm tuổi.

- Đặc điểm dinh dưỡng: Lr = 590 – 2750 mm, trung bình: 1445,82 ± 317,12 mm. Tỷ lệ của Lr/Lt dao động 0,98 – 2,46, trung bình: 1,76 ± 0,29. Chỉ số độ no (FI) dạ dày cá bậc 0 và 1 chiếm chủ yếu (73,74%). Chỉ số GaSI dao động: 0,21 – 2,82, trung bình: 1,21 ± 0,51. Chỉ số CV = 37,07%. Thành phần thức ăn của cá phong phú và đa dạng gồm 23 loài thuộc 4 nhóm, nhóm cá (14 loài – 60,87%), nhóm thân mềm (1 loài – 4,35%), nhóm giáp xác (6 loài – 26,09%) và da gai (2 loài – 8,69%). Tần số xuất hiện các nhóm thức ăn, nhóm cá (60,46%), nhóm thân mềm (38,46%), nhóm giáp xác (32,97%) và nhóm da gai (24,18%). Tần số xuất hiện các loại thức ăn, mực ống (38,46%), hải sâm (19,78%), cá sơn (16,48%) và cá đổng (10,99%). Cá thiều là loài cá ăn tạp nghiêng về động vật.

- Đặc điểm sinh sản: Đường kính trứng dao động từ 3 đến 20 mm. Hệ số thành thục của cá thiều dao động 0,45 – 12,60%, trung bình: 3,49 ± 3,35%. Hệ số độ béo của cá thiều, Fulton (1902) Q = 578.10-6 – 1428.10-6, trung bình: 957.10-6 ± 117.10-6 và Clark (1928) Qo = 514.10-6 – 1340.10-6, trung bình: 862.10-6 ± 97.10-6. Lt nhỏ nhất  và tuổi thành thục sinh dục lần đầu của cá thiều cái lần lượt là Lt  = 779 mm và tmass = 1,89 năm tuổi. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá thiều lần lượt là 85 – 153 trứng/cá thể, trung bình: 104,50 ± 26,27 trứng/cá thể và 0,0115 – 0,0215 trứng/g cá cái, trung bình: 0,0165 ± 0,0043 trứng/g cá cái. Mùa sinh sản của cá thiều từ tháng 2 đến tháng 7, chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 5.

Một số hình ảnh của đề tài:

cá thiều

Cá thiều

cá thiều

CÁ THIỀU
 

Bao tử cá thiều

thức ăn cá thiều

Một loại thức ăn của cá thiều

trứng cá thiều

Trứng cá thiều

Trứng cá thiều

Trần Thị Hà Trang - Người duyệt: Vũ Xuân Quỳ - Trường Đại học Nha Trang, 17/11/2013
Đăng ngày 24/11/2013
ThS. Trần Văn Phước
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 23:50 18/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 23:50 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 23:50 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 23:50 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 23:50 18/11/2024
Some text some message..