Ngư dân chìm nổi trước bão giá

ừ tháng 6 tới nay, giá dầu diezel tăng liên tiếp 3 lần (thêm 1.060 đồng/lít). Giá dầu tăng, khiến chi phí đánh bắt của ngư dân bị đội lên, nhiều tàu cá hoạt động cầm chừng hoặc nằm bờ.

chi phí đi biển
Ngư dân chới với trước chi phí nhiên liệu. Ảnh: NGUYỄN HUY.

Càng ra khơi càng lỗ

“Giá dầu cứ tăng liên tục thế này chỉ còn nước treo tàu!”, chủ tàu số hiệu QNg 98746TS kiêm thuyền trưởng trẻ Nguyễn Tuấn (xã Phổ An, Đức Phổ, Quảng Ngãi) than vãn khi vừa cập âu thuyền cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà, Đà Nẵng).

Anh Tuấn cho hay, mỗi chuyến đi biển, tàu công suất 420 CV của anh “ngốn” 5.000 lít dầu, 1.300 cây đá, cùng lượng lớn nước ngọt, lương thực, thực phẩm với tổng chi phí lên đến 150 triệu đồng.

Chuyến đi biển này, vỏn vẹn được 4-5 tấn cá dưa, với giá bán trung bình 20.000 đồng/kg, cả tàu anh Tuấn lỗ gần 50 triệu đồng. Theo anh Tuấn, mùa cá dưa kéo dài từ sau Tết đến trung tuần tháng 8, tháng 9 âm lịch. Dù đang vào chính vụ, nhưng năm nay khó khăn bủa vây tứ phía. Trên bờ, giá xăng dầu tăng, giá hải sản giảm. Trong khi dưới biển thời tiết thất thường, sản lượng cá không ổn định. Phần lớn ngư dân cứ vươn khơi đánh bắt là lỗ.

Mấy ngày chạy ngược xuôi vay nóng các đầu nậu để kiếm tiền trang trải phí tổn, nên ngần ngại vươn khơi. Thu nhập eo hẹp, nhiều bạn tàu bỏ nghề ở bờ kiếm sống. Chuyến biển này nếu lỗ, chắc tôi phải nghỉ biển. Chủ tàu QNg 98746TS Nguyễn Tuấn, nói

Ông Lê Dũng (47 tuổi, P.Xuân Hà, Thanh Khê, TP Đà Nẵng), chủ tàu cá ĐNa 90323TS cũng lo ngại, với chi phí tăng “phi mã” hiện nay, mỗi chuyến biển bắt trên dưới tấn cá mới đủ bù chi phí tăng thêm. Trong khi đó, sản lượng không ổn định, ngư trường thu hẹp, thêm sự chèn ép xua đuổi của tàu thuyền Trung Quốc.
Bên âu thuyền Thọ Quang, chủ đôi tàu giã cào QNg 92286TS- QNg 92398TS, ông Lê Văn Tám (54 tuổi, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) cũng nơm nớp nỗi lo thua lỗ trước mỗi chuyến biển. Ông Tám nhẩm tính, mỗi chuyến đi đôi tàu của ông “ngốn” 10.000-15.000 lít dầu, 500 cây đá, hàng ngàn lít nước ngọt, lương thực. Từ tháng 6 đến nay, mỗi chuyến biển ông phải bù thêm 15-17 triệu đồng. Ông Tám cũng lo các chi phí khác tăng theo giá xăng dầu.

Tại Thanh Hóa, anh Nguyễn Văn Tuy, chủ tàu cá công suất 450 CV (thôn Thành Lập, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc) cho biết, mỗi chuyến ra khơi đội thêm khoảng 10 triệu đồng, do giá dầu tăng.

Theo anh Tuy, giá dầu tăng, nhưng giá sản phẩm đánh bắt lại giảm tới 20-30%. Chẳng hạn, giá cá làm thức ăn chăn nuôi trước đây từ 8.000-10.000 đồng/kg, nay còn 6.000 - 7.500 đồng/kg; mực tươi (loại 1) trước có giá 140.000 đồng/kg, nay còn 100.000 đồng/kg. Anh Tuy cho hay, do thu nhập thấp, nên nhiều lao động đi biển bỏ nghề, bỏ thuyền, bỏ xứ đi làm thuê ở khắp nơi kiếm sống.

Tại Nghệ An, nơi có hơn 4.000 tàu cá, trong đó trên 1.060 tàu loại 90 CV trở lên. Ông Nguyễn Chí Lương, Chi cục trưởng Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản Nghệ An cho biết, do giá dầu tăng liên tục, nên khoảng 20% tàu nằm bờ “nghe ngóng”.

Theo ông Lương, từ đợt tăng giá dầu trong tháng 6, 7, lượng tàu bám biển cũng giảm. “Trước đây, trung bình tàu đi biển 20 ngày, nhưng nay họ giảm xuống khoảng 15 ngày. Mặt khác, nhiều tàu hoạt đồng cầm chừng, nếu không sợ chết tiền dầu”- ông Lương nói.

Ngư dân phải tự ứng phó

Ông Ngô Tấn, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Nam, kiêm Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh này cho hay: Chi phí nhiên liệu tác động rất lớn đến hoạt động đánh bắt của ngư dân. Cái khó là chính sách hỗ trợ nhà nước không thể theo kịp biến động này, nên hầu hết ngư dân phải “tự ứng phó”. Ngoài chính sách chung về hỗ trợ xăng dầu cho tàu thuyền xa bờ, tỉnh đã huy động 24 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân, cho vay lãi suất 0% giúp ngư dân đóng tàu công suất lớn.

Xăng dầu tăng giá, ngư dân lại thêm những nỗi lo mới. Ảnh: nguyễn huy.
Xăng dầu tăng giá, ngư dân lại thêm những nỗi lo mới. Ảnh: nguyễn huy.

Trong khi đó, trao đổi với Tiền Phong, ông Lê Xuân Thủy, Giám đốc Sở NN&PTNT Nam Định cho biết, tỉnh có gần 2.100 tàu cá, chủ yếu là tàu nhỏ, đánh bắt gần bờ; còn tàu đánh bắt xa bờ công suất 90 CV trở lên khoảng 200 tàu. Theo ông Thủy, ở Trung Quốc họ có trợ giá dầu cho ngư dân. Còn ở ta, dù biết ngư dân chật vật đủ đường, nhưng hiện địa phương cũng không có nguồn nào để hỗ trợ.

Ông Đào Hồng Đức, Cục trưởng Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản (Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT), cho biết, việc tăng giá dầu diezel ảnh hưởng rất lớn đến bà con ngư dân, nhất là những tàu đánh bắt xa bờ, có công suất lớn. Hiện cả nước có khoảng 25.000 tàu đánh bắt xa bờ, có công suất 90 CV trở lên.

Theo ông Đức, cục cũng vừa yêu cầu các tỉnh thành ven biển cần theo dõi, rà soát ảnh hưởng của việc tăng giá dầu đến hoạt động khai thác của ngư dân. Trong đó, đánh giá cụ thể tình hình trước và sau khi giá dầu tăng giá, theo nhóm công suất tàu và từng ngoài nghề khai thác. Đồng thời, rà soát số tàu nằm bờ, xem thuộc nghề, tàu công suất ra sao. Từ đó, cục sẽ đề xuất các giải pháp, kịp thời tháo gỡ cho bà con ngư dân khai thác ổn định trên biển.

Báo Tiền Phong
Đăng ngày 23/07/2013
Phạm Anh - Nguyễn Huy - Hoàng Lam
Đánh bắt

Tàu khai thác cá ngừ rộn ràng cập cảng

Đầu năm mới, tàu khai thác cá ngừ ở các địa phương miền Trung rộn ràng cập cảng sau chuyến biển dài ngày thắng lợi, tạo không khí phấn khởi bao trùm. Góc nhìn khác, ở Nhật Bản có phiên đấu giá cá ngừ đầu năm tại chợ truyền thống Toyosu, một con cá ngừ vây xanh được mua 1,32 triệu USD như báo hiệu điềm lành.

Cá ngừ vây xanh
• 11:21 10/02/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:53 24/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 02:41 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 02:41 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 02:41 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 02:41 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 02:41 17/02/2025
Some text some message..