Ngư dân Việt Nam tố cảnh sát biển Indonesia cố tình lập biên bản sai

Chính quyền Indonesia đã hoàn thành thủ tục trao trả cho Việt Nam 100 ngư dân trong ngày 23-5 và đây là đợt trao trả thứ 5 trong năm nay.

Ngư dân Việt Nam tố cảnh sát biển Indonesia cố tình lập biên bản sai
Một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị lực lượng chức năng Indonesia đánh chìm ở vùng biển đảo Anambas vì vi phạm đánh bắt cá - Ảnh: AFP

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 23-5, có 40 ngư dân Việt Nam đã được đưa về nước qua đường hàng không tại Sân bay quốc tế Soekarno Hatta. Số còn lại sẽ được đưa về nước trong các ngày tiếp theo.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, đã có hơn 340 ngư dân Việt Nam được đưa về nước, bao gồm cả các ngư dân bị bắt từ năm 2016.

Trong khi đó, số ngư dân bị bắt từ đầu năm đến nay đã tăng lên hơn 700 người và hiện còn hơn 300 người vẫn đang bị giữ tại các hòn đảo của Indonesia.

Gần đây, một số ngư dân phản ánh họ bị bắt giữ trong vùng biển chồng lấn giữa hai nước Việt Nam - Indonesia chưa được phân định.

Một ngư dân quê ở Quảng Ngãi cho biết lực lượng chức năng của Indonesia khi bắt các tàu thuyền của Việt Nam thì đều lai dắt vào vùng biển của họ từ 5-10 hải lý mới lập biên bản, trong khi họ không thể xác định chính xác tọa độ tàu thuyền đánh bắt do bản đồ cũ.

Ngoài ra, theo ngư dân này, ngư trường nơi họ đánh bắt yên ổn từ nhiều năm qua, nhưng trong khoảng một năm rưỡi trở lại đây, phía Indonesia đã tăng cường bắt giữ ngư dân, thậm chí một số trường hợp còn vào cả vùng biển Việt Nam để bắt giữ tàu cá của ta. 

Do không xác định được đâu là vùng biển của Indonesia hay Việt Nam, nên nhiều ngư dân Việt Nam đành chấp nhận bị bắt.

Thực tế này dẫn đến mong muốn của ngư dân được chính phủ can thiệp giúp đỡ, để họ yên tâm đánh bắt trên vùng biển quốc gia, đây cũng là một biện pháp quan trọng gìn giữ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

 

TTXVN
Đăng ngày 24/05/2017
Thế giới

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 12:08 14/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 12:08 14/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 12:08 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 12:08 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 12:08 14/11/2024
Some text some message..