Người dân cần cẩn trọng khi nuôi ốc hương

Những năm gần đây, do nuôi tôm thua lỗ nên nhiều diện tích đìa được nông dân thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) chuyển đổi sang nuôi ốc hương. Tuy nhiên, do chuyển đổi tự phát, mạnh ai nấy đầu tư nên việc nuôi ốc hương đang dần mất kiểm soát.

Người dân cần cẩn trọng khi nuôi ốc hương
Người dân cần cẩn trọng khi nuôi ốc hương

Ông Nguyễn Đức Thành (phường Ninh Hải) cho biết: “Năm nay, gia đình tôi thả nuôi 3,2 triệu con ốc hương giống trên 8 đìa. Tổng số tiền đầu tư cho ao nuôi, con giống, mua thức ăn cho ốc từ khi bắt đầu thả nuôi đến khi thu hoạch hơn 1,5 tỷ đồng. Chi phí nuôi ốc hương rất cao, nếu tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi lớn, giá cả bấp bênh thì người nuôi rất dễ thua lỗ. Vì vậy, tuy có nhiều đìa nhưng tôi vẫn thận trọng, không dám mạo hiểm đầu tư hết cho con ốc”.

thận trọng khi nuôi ốc hương

Người dân phường Ninh Hải chuẩn bị ao nuôi ốc hương

Theo thống kê của Phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa, năm 2016, trên địa bàn thị xã có gần 290ha nuôi ốc hương. Đến năm 2017, nông dân trên địa bàn thị xã đã thả nuôi khoảng 350ha ốc hương, diện tích thả nuôi dự kiến còn tiếp tục tăng. Trong đó, có hàng chục héc-ta được chuyển đổi từ nuôi tôm sang nuôi ốc hương; các địa phương có sự chuyển đổi mạnh như: Ninh Thọ, Ninh Hải, Ninh Hà, Ninh Phú, Ninh Ích…

Ông Nguyễn Khiêm, người dân TP. Nha Trang đến thuê đìa tại xã Ninh Ích để nuôi ốc hương cho biết: “Năm trước, tôi thuê 1ha đìa, thả nuôi gần 2 triệu con giống. Sau gần 5 tháng, tôi thu hoạch được hơn 8 tấn ốc thương phẩm. Với giá bán gần 200.000 đồng/kg, tôi thu được khoảng 1,6 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí lãi gần 700 triệu đồng”. Theo ông Khiêm, gần đây, nhiều người dân đã cải tạo các đìa nuôi tôm để thả nuôi ốc hương nên diện tích ngày một tăng, khiến nguồn cung cấp con giống cũng khan hiếm. Hiện nay, hầu hết người nuôi ốc hương phải đặt cọc với các chủ trại sản xuất ốc giống trước cả tháng mà vẫn chưa có giống. Vụ năm nay, ông tính thả nuôi 3 triệu con giống, nhưng do nhiều trại nuôi con giống bị chết hàng loạt nên nguồn giống khan hiếm, đẩy giá lên cao.

Ông Phạm Ngọc Khánh - Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Ích cho hay: “Sau nhiều vụ tôm thất bát, khoảng 2 năm trở lại đây, người dân trong xã ồ ạt chuyển sang nuôi ốc hương. Đến nay, diện tích chuyển đổi sang nuôi ốc hương đã lên đến 20ha. Nuôi ốc hương chi phí đầu tư khá lớn, nên chỉ những hộ có tiềm lực kinh tế mới có thể đầu tư nuôi. Vì thế, nhiều diện tích đìa tại địa phương do người ở nơi khác đến thuê nuôi”. Điều khiến ông Khánh lo lắng, đối với những diện tích được chuyển đổi từ tôm sang ốc, người dân chỉ có lãi được 1 - 2 vụ đầu, còn những vụ sau đều khó nuôi, thậm chí thua lỗ. Vì vậy, địa phương khuyến cáo người dân cần thận trọng khi nuôi ốc hương.

Tại xã Ninh Phú, người nuôi ốc hương cũng đứng ngồi không yên khi nhiều diện tích chuyển từ tôm sang thả ốc hương bị dịch chết. Ông Trần Văn Sơn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Phú cho hay: “Trên địa bàn hiện có khoảng 20ha nuôi ốc hương, trong đó phần lớn diện tích được chuyển từ tôm sang ốc trong vòng 2 năm trở lại đây. Thời gian qua, trên địa bàn có 10ha ốc hương mới thả chưa đến 30 ngày đã bị dịch chết. Nguyên nhân có thể do môi trường nước, chất lượng con giống không đảm bảo”.

Ông Đặng Cửu - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa cho biết: “Trong quá trình nuôi, nông dân thấy đối tượng nào hiệu quả thì chuyển sang nuôi theo kiểu tự phát. Năm trước, các hộ nuôi tôm thua lỗ, trong khi các hộ nuôi ốc hương trúng, nên năm nay người dân bỏ tôm chuyển sang ốc. Điều khiến chúng tôi lo lắng là thời gian qua, ốc giống của các trại giống có biểu hiện chết hàng loạt; ở một vài vùng nuôi ốc mới thả vài ngày đã bị chết”.

Theo ông Cửu, không phải khu vực nào cũng nuôi được ốc hương, bởi phụ thuộc nhiều vào nguồn nước, kỹ thuật của người nuôi. Trong khi đó, giá ốc hương lên xuống thất thường do đầu ra không ổn định, phụ thuộc phần lớn vào thị trường Trung Quốc… Bên cạnh việc thường xuyên phối hợp với ngành chức năng tập huấn kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi ốc hương cho người dân, địa phương khuyến cáo người dân không nên ồ ạt thả nuôi ốc hương, cần phải thận trọng với đối tượng nuôi này do chi phí đầu tư rất lớn.
 

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 18/04/2017
Hài Lăng
Nuôi trồng

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 11:33 29/09/2023

Vai trò của PCR trong kiểm tra an toàn sinh học thức ăn thủy sản

Hiện nay, tồn tại nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến việc sử dụng PCR làm tiêu chuẩn vàng để phát hiện mầm bệnh khi áp dụng vào tình trạng an toàn sinh học của thức ăn thủy sản có công thức.

Thức ăn tôm
• 10:10 27/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 10:00 25/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Bình Định đẩy mạnh tuyên truyền IUU bằng nhiều hình thức

Sáng ngày 25/9/2023, hơn 20 cán bộ, công chức các ban, ngành đoàn thể xã Cát Khánh, huyện Phù Cát ra quân tuyên truyền lưu động trên các tuyến đường trong xã và cảng cá Đề Gi về phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngư dân
• 02:23 02/10/2023

Triển vọng cho thị trường tôm Việt Nam tại Australia năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt 197,67 triệu USD, giảm 20,16% so với cùng kỳ năm 2022.

Chế biến tôm
• 02:23 02/10/2023

Top 5 loài cá đắt nhất thế giới khiến bạn phải trầm trồ

Cũng giống với thế giới trên cạn, môi trường dưới nước cũng luôn chứa đựng nhiều loài sinh vật cả phong phú lẫn quý hiếm. Dưới đây, Tép Bạc sẽ đề cập đến top 5 loài cá đắt nhất thế giới. Với giá tiền được công khai trên mỗi loài, chắc chắn bạn sẽ trầm trồ.

Cá biển
• 02:23 02/10/2023

Top 10 loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Đại dương bao la ẩn chứa hàng ngàn sinh vật đa dạng, độc đáo về màu sắc, kích thước khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 loài cá nguy hiểm nhất trên hành tinh. Hãy cùng tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm hình dáng và tính chất của những chú cá này nhé.

Cá biển
• 02:23 02/10/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 02:23 02/10/2023