Người đi đầu nuôi cá chép không vảy

Anh Phan Đình Hùng (sinh năm 1987) tại thôn Trần Xá, xã Nam Hưng (Nam Sách) đã nuôi giống cá chép không vảy được 3 năm, đến nay mỗi năm, riêng anh Hùng xuất bán được từ 15-20 tấn cá, thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Người đi đầu nuôi cá chép không vảy
Mỗi năm, anh Hùng xuất bán được từ 15-20 tấn cá chép không vảy

Năm 2012, anh Hùng bắt đầu nuôi cá lồng tại xã Nam Tân (Nam Sách). Từ năm 2012 đến năm 2015, anh nuôi 3 lồng cá lăng và điêu hồng để vừa học hỏi kinh nghiệm, vừa nghiên cứu thị trường. Lúc đó, anh đã biết đến giống cá chép không vảy. “Đi theo các thương lái, tôi được biết giống cá này có nguồn gốc từ châu Âu, còn được gọi là cá chuỗi ngọc, cá chép kính... Loại cá này nhìn giống cá chép thường nhưng ngoài một hàng vảy chạy dọc theo lưng thì toàn thân không có vảy. Giống cá này phàm ăn, thịt giòn, vị đậm. Tôi nuôi thử để xem tiềm năng, thị trường của loại cá này thế nào”, anh Hùng cho biết.

Năm 2015, anh Hùng đầu tư hơn 1 tỷ đồng để mua lại 6 lồng cá ở xã An Bình, tổng cộng anh có 20 lồng. 18 lồng anh thả cá chép thường để nuôi hóa giòn, 2lồng còn lại anh chung vốn với các anh Phan Tuấn Việt (quê xã Nam Hưng) và Nguyễn Huy Quân (quê xã Nam Hồng) để nuôi cá chép không vảy.

Tháng 10.2015, các anh bắt đầu nuôi giống cá chép không vảy. Trong quá trình nuôi, anh nhận thấy giống cá này rất phàm ăn. Anh áp dụng chế độ nuôi tương tự như cá chép giòn. Con giống mua về từ 1-1,5 kg/con, thời gian đầu được nuôi bằng cám, khoảng 2 tháng sau trọng lượng cá đạt khoảng 2 kg/con bắt đầu cho ăn ngô, đậu tương, thóc ngâm, giai đoạn cuối cho cá ăn đậu tằm. Tuy nhiên, tỷ lệ hao hụt lên đến khoảng 30% do cá bị chết, cao gấp 3 lần so với cá chép thường. Từ khi bắt đầu nuôi đến khi thu hoạch, ngày nào cũng có một vài con cá bị chết. Anh Hùng đoán là giống cá này có nguồn gốc từ châu Âu nên khả năng chịu nóng kém. Những ngày thời tiết nóng có nhiều cá chết hơn ngày thường.

Đến tháng 9.2016, anh Hùng bắt đầu bán cá chép không vảy. Loại cá này không bán được ở miền Bắc, song lại được các khách sạn, nhà hàng ở miền Nam rất ưa chuộng. Vụ đầu tiên 2 lồng cá chỉ thu được hơn 2 tấn cá chép không vảy, với giá bán ra thị trường 170.000 đồng/kg, sau trừ chi phí thu lãi không đáng kể. Tuy nhiên, nhận thấy tiềm năng từ giống cá mới này nên từ vụ thứ 2 anh tiếp tục thả 3 lồng cá chép không vảy. Trung bình mỗi lứa cá, anh Hùng nuôi từ 7 tháng đến 1 năm tùy thuộc vào độ lớn của cá giống. Sau vụ đầu tiên, các anh Việt, Quân cùng với ông Nguyễn Trung Tựu ở xã Nam Tân là những người tiếp bước anh Hùng nuôi cá chép không vảy.

“Nuôi giống cá mới đúng là vừa nuôi vừa run vì lúc cá chết rải rác cũng không có ai mà hỏi cách xử lý thế nào. Loại cá này tuy phàm ăn nhưng chậm lớn, đến khi xuất bán trung bình chỉ khoảng hơn 3 kg/con. Bù lại giá bán cao hơn so với cá chép giòn thông thường. 3 năm nay, giá cá tương đối ổn định ở mức 170.000 đồng/kg, cao hơn cá chép giòn từ 50.000-60.000 đồng/kg”, anh Hùng chia sẻ.

Báo Hải Dương
Đăng ngày 12/12/2018
Bình An
Kinh tế

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 03:15 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 03:15 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 03:15 27/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 03:15 27/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 03:15 27/04/2024