Người nuôi tôm còn xa doanh nghiệp

Với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và việc triển khai nhiều giải pháp cụ thể của Bộ NN-PTNT, ngành tôm ĐBSCL đang có luồng sinh khí mới để vượt qua nhiều thách thức, phát triển nhanh.

người nuôi tôm
Đa số hộ nuôi tôm ở ĐBSCL còn lẻ loi, ít liên kết với doanh nghiệp chế biến

Một trong những thách thức phải vượt qua là khoảng cách còn quá lớn giữa người nuôi tôm với doanh nghiệp chế biến, như nghiên cứu của Trung tâm Hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản bền vững (ICAFIS) cho biết sau đây.

Từ khoảng cách lớn

Theo ông Đinh Xuân Lập, chuyên viên của ICAFIS, nghiên cứu mới đây cho thấy, còn có đến 79,8% nguyên liệu của công ty chế biến phải mua từ các hộ nuôi nhỏ lẻ và thương lái địa phương. Tuy nhiên, việc xây dựng, duy trì các liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu chỉ chiếm 14,3% số doanh nghiệp và rất lỏng lẻo, gần như không có các liên kết chính thức nào.

Mối liên kết giữa hợp tác xã và tổ hợp tác với doanh nghiệp chế biến để xây dựng chuỗi sản xuất - tiêu thụ tôm đã được đặt ra từ nhiều năm, cũng còn hạn chế. Khảo sát của ICAFIS ở tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng: chỉ có 10,7% số hợp tác xã và tổ hợp tác liên kết với doanh nghiệp chế biến để tiêu thụ sản phẩm cho thành viên. Còn chủ yếu liên kết hiện nay giữa hợp tác xã và tổ hợp tác với các tác nhân bên ngoài là để cung cấp giống tôm, thức ăn cho tôm, thuốc thú y.

Thực trạng các hợp tác xã và tổ hợp tác cũng còn nhiều yếu kém. Trình độ cán bộ quản lý rất thấp: trình độ đại học và cao đẳng với ban lãnh đạo chỉ có 3%; với ban kiểm soát và kế toán không có người nào. Trong lúc, trình độ cấp 1 và 2 là chủ yếu, với ban lãnh đạo là 67,1%, ban kiểm soát 95,8%.

Vốn bình quân của mỗi hợp tác xã và tổ hợp tác chỉ có 121 triệu đồng, quá ít ỏi so với nhu cầu hàng trăm triệu đồng chỉ mới tính tiền thức ăn cho 1ha nuôi tôm bán công nghiệp. Đa số các hợp tác xã và tổ hợp tác lại không có quy định về quản lý hành chính, quản lý tài chính, điều hành hoạt động và sử dụng tài sản; hàng năm chỉ 7,1% làm báo cáo thuế nộp cơ quan thuế.

Đến nuôi tôm nhiều rủi ro

Người nuôi tôm đang bị hạn chế cả kỹ thuật lẫn quản lý sản xuất, lại thiếu liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp chế biến nên đối diện nhiều rủi ro. Tiến sỹ Lê Thanh Lựu, Giám đốc ICAFIS, cho biết rủi ro lớn nhất với người nuôi tôm hiện nay là dịch bệnh. Năm 2014, cả nước bị dịch bệnh làm thiệt hại gần 60.000 ha, chủ yếu là bệnh đốm trắng và hoại tử gan, hay còn gọi là bệnh EMS (hội chứng tôm chết sớm). Sang năm 2015 và những tháng đầu năm 2016, tiếp tục đối mặt với bệnh bào tử trùng (tôm chậm lớn).

Người nuôi lại đang phải sử dụng tôm giống kém chất lượng. Nghiên cứu của ICAFIS trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, cho thấy phần lớn người dân nuôi tôm quy mô nhỏ mua giống ở những nguồn không rõ nguồn gốc hoặc chưa qua kiểm dịch. Bên cạnh, biến đối khí hậu diễn ra nhanh hơn dự kiến cũng gây tác động không nhỏ tới ngành tôm.

Trong lúc, thị trường tiêu thụ có nhiều biến động. Năm 2013 và 2014 được đánh giá là sự tăng mạnh của ngành tôm, giá trị xuất khẩu tăng từ 2.107 triệu USD vọt lên 3.953 triệu USD năm 2014. Tuy nhiên sang năm 2015, xuất khẩu tôm không chỉ giảm 1.023 triệu USD mà thị trường còn bị thu hẹp tới hơn 1/3 (tôm Việt Nam xuất sang 92 thị trường, giảm so với 150 thị trường của năm 2014. Các thị trường chính đều giảm mạnh: Mỹ giảm 35,4%, EU giảm 18%, Nhật Bản giảm 22,8%, Trung Quốc giảm 17%…). Năm 2016, có sự phục hồi, xuất khẩu tôm đạt kim ngạch hơn 3.150 triệu USD, tăng 6,7% so với năm 2015. Những thị trường hàng đầu là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc đều tăng.

Tuy nhiên, nuôi tôm vẫn nhiều rủi ro. Giá bán biến động bất thường, có thời điểm trong năm 2015 giá tôm tại Sóc Trăng giảm mạnh (tôm thẻ loại 100 con/kg chỉ 80.000 đồng/kg, tôm sú loại 40 con/kg giá chỉ 140.000 đồng/kg…) khiến nông dân lỗ nặng. Ước tính có khoảng 80% - 90% hộ nuôi từ hòa đến lỗ trong năm 2015 và đầu năm 2016. Chi phí vật tư đầu vào trong nuôi tôm còn cao, đặc biệt là giá thức ăn chiếm tới 60% chi phí đầu tư. Chi phí sản xuất tôm ở Việt Nam cao hơn so với Thái Lan khoảng 12-15%, với Ấn Độ khoảng 15-20%, tùy thời điểm.

Nhu cầu hợp tác liên kết chuỗi

Tiến sỹ Lê Thanh Lựu cho biết, khoảng 80% hợp tác xã và tổ hợp tác đã có định hướng thay đổi tổ chức trong thời gian tới, tập trung vào mở rộng quy mô và củng cố ban quản lý. Các tổ chức mong muốn được hỗ trợ để phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. “Mô hình hợp tác xã là thực sự cần thiết vì có tư cách pháp nhân, để tổ chức liên kết với các đơn vị cung ứng đầu vào sản xuất cũng như người cung cấp các dịch vụ sản xuất. Vì vậy, chúng tôi đề xuất 2 mô hình hợp tác xã và tổ hợp tác cùng tồn tại trong hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm”, Tiến sỹ Lựu nói.

Theo đó, tổ hợp tác có chức năng chính là hợp tác về kỹ thuật nuôi tôm, để hình thành vùng sản xuất tập trung, trong phạm vi 1 ấp hoặc khu vực sản xuất. Có thể mở rộng dịch vụ nạo vét ao, tiêu thoát nước, thú y, tổ chức môi giới để cung ứng vật tư đầu vào, tìm kiếm thị trường, liên kết với các doanh nghiệp hoặc cơ sở thu mua để tiêu thụ sản phẩm, các dịch vụ tín dụng nội bộ.

Còn hợp tác xã hoạt động trong phạm vi 1 ấp hoặc liên ấp. Chức năng hoạt động chính: tổ chức sản xuất trên cơ sở hợp tác về kỹ thuật nuôi tôm để hình thành vùng sản xuất tập trung, áp dụng chung 1 quy trình kỹ thuật sản xuất, tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng (GAP, ASC, BAP…). Bên cạnh, thực hiện các liên kết về kinh tế với các tác nhân bên ngoài nhờ có tư cách pháp nhân.

Để hợp tác xã và tổ hợp tác thực hiện được chức năng, rất cần hỗ trợ từ nhà nước. Đó là, đào tạo cán bộ quản lý, các mô hình sản xuất và đầu bờ, tập huấn kỹ thuật nuôi tôm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đặc biệt là khuyến khích doanh nghiệp chế biến tham gia đầu tư, mở rộng liên kết sản xuất. Bên cạnh, hỗ trợ mua bảo hiểm nuôi tôm, tín dụng ưu đãi chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ tôm có chứng nhận quốc tế.

Khảo sát của ICAFIS, tháng 9/2016, số hợp tác xã nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Cà Mau là 78, tỉnh Bạc Liêu 18, tỉnh Sóc Trăng 21; còn tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Bạc Liêu 188, tỉnh Sóc Trăng 33, còn tỉnh Cà Mau khoảng 1.000. Tính chung cả hợp tác xã và tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản ở 3 tỉnh: có 39,3% liên kết với tác nhân bên ngoài cung cấp giống chất lượng cho các thành viên, còn liên kết cung cấp vật tư đầu vào là 35,7% và thấp nhất là chỉ có vỏn vẻn 10,7% liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 21/02/2017
Theo Ngọc Duyên
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 20:16 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 20:16 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 20:16 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 20:16 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 20:16 18/04/2024